Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT lưu ý về Thi THPT quốc gia 2020

Viện ISB – “Theo thông báo từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định như năm 2019. Do đó tài liệu để các thí sinh dự thi năm nay tham khảo tốt nhất là đề thi chính thức của kỳ thi THPT năm 2019 và đề thi tham khảo năm 2019 đã được Bộ GD-ĐT công bố năm 2019” là một trong những chia sẻ mới nhất từ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục – Đào tạo, ông Sái Công Hồng về những lưu ý khi thi THPT quốc gia 2020 trên trang báo điện tử Tuổi trẻ Online ngày 30/1/2020.

Vừa qua, TS SÁI CÔNG HỒNG, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học – Bộ GD-ĐT, người có nhiều năm trực tiếp tham gia chỉ đạo thi THPT quốc gia, đã có buổi chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị mùa thi năm nay.

thi-thpt-quoc-gia-2020-hinh-01
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung hoc -ông Sái Công Hồng

Xem thêm Tuyển sinh chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS 2020

Bộ GD-ĐT không ban hành đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020

Theo thông tin đã đưa và chia sẻ từ ông Sái Công Hồng, năm nay, Bộ GD-ĐT không ban hành đề thi tham khảo, chính vì vậy, thí sinh cần tham khảo tài liệu đề thi từ năm 2019 để định hướng cấu trúc đề thi và ôn tập tài liệu bao gồm kiến thức cơ bản chủ yếu ở nội dung chương trình lớp 12, có một phần nhỏ kiến thức của nội dung chương trình lớp 11.

Cụ thể, theo cấu trúc đề thi năm 2019, các câu hỏi trong mỗi đề thi của các môn đều được sắp xếp theo từng nhóm. Độ khó câu hỏi tăng dần và càng về cuối sẽ mang tính chất phân loại ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao. Ngoài ra còn có những câu hỏi kiểm tra về kỹ năng giải quyết tình hướng trong cuộc sống.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc qia hiện nay đảm bảo mục đích đánh giá chương trình THPT, có tính phân hóa cao, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng kết quả để tuyển sinh nếu cần.

Xem thêm Tuyển sinh Cử nhân Kinh doanh Western BBUS 2020 – Viện ISB

Thí sinh cần lưu ý gì để đạt kết quả tốt trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020?

Theo Phó Vụ trưởng, tới thời điểm này, các thí sinh tham gia thi THPT Quốc gia 2020 cần tự hệ thống hóa kiến thức THPT, bao gồm kiến thức lớp 12 và những nội dung có tính kế thừa từ lớp 10,11. “Việc ôn tập các chủ đề có thể hệ thống hóa qua các mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi các mạch kiến thức với nhau để dễ hình dung, bao quát”, ông Sái Công Hồng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục cũng có nhiều nhắc nhở về cách làm bài thi trắc nghiệm đối với kỳ thi THPT Quốc gia dành cho các bạn thí sinh:

“Khi làm bài thi trắc nghiệm, trước hết thí sinh phải đọc kỹ lời dẫn trong các câu hỏi, gạch chân các từ khóa của lời dẫn để xác định rõ yêu cầu, tránh nhầm lẫn. Đặc biệt là phải lưu ý những dạng câu hỏi mà lời dẫn ở thể phủ định. Thí sinh nên nghiên cứu kỹ yêu cầu của từng câu hỏi để tính toán, lập luận, phân tích 4 lựa chọn để tìm phương án đúng.

Trong 4 lựa chọn, chỉ có 1 phương án duy nhất đúng. Các phương án còn lại là các phương án nhiễu. Các phương án nhiễu được xây dựng trên cơ sở có liên quan đến nội dung lời dẫn của câu hỏi nên có thể làm cho thí sinh nhầm lẫn nếu không tỉnh táo, đọc kỹ câu hỏi mà chọn bừa.”

Không nên thi thử quá nhiều

Trong chia sẻ, ông Sái Công Hồng cũng đề cập đến vấn đề thi thử ở các thí sinh thi THPT Quốc gia 2020.

“Thi thử cũng cần để học sinh làm quen với cấu trúc đề, cách thức thi, rèn luyện về tâm lý thi cử cho các em. Đặc biệt là hình thành cho các em kinh nghiệm trong việc kiểm soát, làm chủ thời gian trong mỗi bài thi, rèn luyện khả năng tập trung cao độ trong một khoảng thời gian dài.

Kết quả thi thử hay các bài kiểm tra gần với cách thức thi THPT quốc gia giúp học sinh tự đánh giá được việc nắm kiến thức trong chương trình của mình, biết chỗ nào còn yếu, còn bị hổng để có kế hoạch ôn tập.

Tuy nhiên, không nên lao vào thi thử quá nhiều vì cần có thời gian ôn tập để có thể nâng cao được năng lực sau mỗi lần thi thử. Đối với các trường tổ chức thi thử cho học sinh cần lưu ý khi xây dựng đề thi thử phải thực hiện đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đã được ban hành và đặc biệt cần đảm bảo tính chính xác của nội dung kiến thức và các cấp độ của mỗi câu hỏi.

Việc ra đề thi thử không đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, không theo chuẩn kiến thức kỹ năng, quá dễ hay quá khó đều có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của thí sinh.”

Theo Tuổi trẻ Online