Là một trong 14 trường đại học trọng điểm tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên hàng đầu. Năm 2020, Đại học Kinh tế tuyển sinh theo 20 ngành và 1 chuyên ngành theo ba hình thức:
- Xét tuyển thẳng: 30% tổng chỉ tiêu theo ngành
- Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM: 10% tổng chỉ tiêu theo ngành.
- Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2020: 60% tổng chỉ tiêu theo ngành.
Top các ngành được sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lựa chọn
Theo kết quả tuyển sinh năm 2019, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có điểm chuẩn tuyển sinh khá cao, trong đó, ngành thấp nhất 21,60 điểm, ngành có điểm chuẩn cao nhất lên đến 25,10 điểm là ngành kinh doanh quốc tế.
Dưới đây là Top 5 ngành có điểm xét tuyển cao nhất năm 2019 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:
STT |
Mã ngành |
Ngành |
Điểm chuẩn |
1 |
7340101 |
Ngành Kinh doanh Quốc tế |
25.10 |
2 |
7340115 |
Ngành Marketing |
24.90 |
3 |
7220201 |
Ngành Ngôn ngữ Anh |
24.55 |
4 |
7340121 |
Ngành Kinh doanh Thương Mại |
24.40 |
5 |
7810201 |
Ngành Quản trị Khách sạn |
24.40 |
5 chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên của chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Bên cạnh xét tuyển chương trình học đại trà, cử nhân chất lượng cao, chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm bởi chất lượng và phương pháp đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh dành ra 250 chỉ tiêu xét tuyển chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS. Đây là chương trình đào tạo chính quy của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, đến từ các trường đại học uy tín trên thế giới.
Chương trình đào tạo gồm 5 chuyên ngành chính:
- Quản trị
- Marketing
- Kế toán
- Tài chính
- Kinh doanh quốc tế.
Với nội dung đào tạo luôn được cập nhật và phương châm lấy sinh viên là trọng tâm, chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS luôn đảm bảo chất lượng đầu ra vượt trội. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, hơn 80% sinh viên tốt nghiệp các ngành từ chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS đã trúng tuyển vào các công ty đa quốc gia như Unilever, P&G, Suntory Pepsi Co, Abbott, Nestle, PwC, Deloitte…
Để theo học chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS, thí sinh được xét tuyển theo 3 hình thức: xét tuyển thẳng, thi kiểm tra đánh giá năng lực hoặc trúng tuyển kỳ thi THPT Quốc gia. Cụ thể như sau:
Hình thức 1: Xét tuyển thẳng – 100 chỉ tiêu
Đối tượng 1: Xét theo quy định của Bộ GD&DT
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên;
- Hoặc điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 từ 8.0 trở lên và tốt nghiệp THPT năm 2020
Đối tượng 2: Học sinh Giỏi 03 năm THPT lớp 10,11,12 và tốt nghiệp THPT năm 2020
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên;
- Hoặc điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 từ 8.0 trở lên và tốt nghiệp THPT năm 2020
Hình thức 2: thi kiểm tra đánh giá năng lực – 100 chỉ tiêu
- Tham gia kỳ thi kiểm tra đánh giá năng lực do Viện ISB tổ chức
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên
Hình thức 3: Trúng tuyển kỳ thi THPT Quốc gia – 50 chỉ tiêu
- Thí sinh trúng tuyển kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên;
- Hoặc đậu kỳ thi tiếng Anh đầu vào do Viện ISB tổ chức
Xem thêm: 8 lý do vì sao Cử nhân tài năng ISB BBUS dành cho sinh viên ưu tú
Xem thêm: Thông tin tuyển sinh chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS