Tình hình dịch bệnh kéo dài, việc lùi lịch học khiến các mốc thời gian tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.
Cập nhật nhanh thay đổi trong các hình thức tuyển sinh Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT vừa qua, thời gian kết thúc năm học 2020 sẽ được lùi đến trước ngày 15/07/2020. Cùng với đó, kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra trong các ngày 8-11/08/2020, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.
Cùng tình hình đó, năm nay với tổng 5000 chỉ tiêu, tuyển sinh Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành theo ba hình thức: xét tuyển kỳ thi THPT Quốc gia, tuyển thẳng, thi kiểm tra đánh giá năng lực.
Với hình thức xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xét tuyển 2.850 chỉ tiêu cho các chương trình hệ đại trà và cử nhân chất lượng cao.
Bên cạnh kỳ thi THPT Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn 1.425 chỉ tiêu với hình thức xét tuyển thẳng. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thuộc diện đối tượng 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; học sinh Giỏi 03 năm THPT lớp 10,11,12 và tốt nghiệp THPT năm 2020.
Với hình thứ thi kiếm tra đánh giá năng lực, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh dành 475 chỉ tiêu từ việc xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Năm 2020, kỳ thi đánh giá năng lực diễn ra hai đợt vào ngày 31/5/2020 và 09/8/2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Khu vực miền Trung. Kết quả 2 đợt thi sẽ được thông báo chính thức vào hai ngày 31/5/2020 và 09/8/2020.
250 chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh dành riêng cho sinh viên Tài năng ISB BBUS
Tương tự hình thức tuyển sinh đối với chương trình đại trà và chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xét tuyển 250 chỉ tiêu cho Chương trình Cử nhân Tài năng qua ba hình thức, cụ thể như sau: xét tuyển kỳ thi THPT Quốc gia: 50 chỉ tiêu; tuyển thẳng: 100 chỉ tiêu; thi kiểm tra đánh giá năng lực: 100 chỉ tiêu.
Với hình thức xét tuyển theo kỳ thi THPT, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xét tuyển chương trình Cử nhân Tài năng theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, đồng thời phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên hoặc đậu kỳ thi tiếng Anh đầu vào do Viện ISB tổ chức.
Với hình thức xét tuyển thẳng, thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thuộc diện đối tượng 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc là học sinh giỏi ba năm ở bậc THPT và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên; hoặc điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 từ 8.0 trở lên.
Ở hình thức thi kiểm tra đánh giá năng lực, thí sinh xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Đồng thời, người ứng tuyển có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên. Nội dung của bài thi kiểm tra đánh giá năng lực bao gồm kiến thức tổng hợp và tiếng Anh.
Cử nhân Tài năng ISB BBUS – Nơi ươm mầm cho nhà lãnh đạo tương lai
Cử nhân Tài năng ISB BBUS – chương trình được xây dựng bởi Viện ISB, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chương trình nhằm đào tạo ra các sinh viên có đủ năng lực hội nhập thị trường lao động toàn cầu, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ.
Chia sẻ về chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP HCM cho biết: “ISB BBUS là chương trình chính quy trên nền tảng hệ thống giáo dục quốc tế, nhằm đào tạo và phát triển những kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh giúp sinh viên trở thành những hạt nhân quản lý, những nhà lãnh đạo cấp cao trong tương lai tại các công ty danh tiếng trên thế giới.”
Thực tế 10 năm qua, sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS đã phần nào đáp ứng được thị trường nguồn nhân lực cao. Theo số liệu của Viện ISB, hơn 80% Cử nhân tài năng hiện làm việc tại các công ty và tập đoàn đa quốc gia, nơi đòi hỏi chất lượng cực cao từ các ứng viên.
Xem thêm Điều kiện xét tuyển thẳng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Tìm hiểu thêm Chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS