MBA và Thạc sĩ Tài chính: Chương trình thạc sĩ nào phù hợp cho bạn?

Những bạn trẻ mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế nói chung và mảng tài chính nói riêng thường được khuyến khích theo đuổi chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA).  

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một lựa chọn khác đang trở nên dần phổ biến và chuyên sâu hơn là Thạc sĩ Tài chính (MFin). Để lựa chọn một chương trình học phù hợp là một quyết định khó khăn. Bởi lẽ, cả hai chương trình đều mang đến cho người học những nền tảng chuyên môn để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Vậy điểm khác biệt nào giữa hai chương trình này là gì? Chương trình Thạc sĩ Tài chính và MBA trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nào? Cùng Viện ISB tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thạc sĩ Kinh doanh (MBA)

Chương trình MBA cung cấp cho học viên các kiến thức cốt lõi cần thiết giúp bạn có hiểu biết toàn diện về môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, theo học chương trình này học viên còn được lựa chọn môn học chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau như Marketing, Quản trị, Logistic và Quản trị Chuỗi cung ứng, Quản trị Nhân sự, Quản trị Khách sạn và Du lịch, Tài chính và Đầu tư,…

Theo đuổi một trong những chuyên ngành này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên sâu, được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Quyết định theo học chương trình thạc sĩ kinh doanh có thể là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của người học như sự thăng tiến hay thay đổi công việc với mức lương cao hơn.

Thực tế cho thấy, tấm bằng MBA mang đến cho người học cơ hội làm việc không chỉ ở các tổ chức tài chính như ngân hàng, mà còn ở các vị trí quản lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lớp học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh
Lớp học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh

Để theo học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh, học viên có thể lựa chọn chương trình học toàn thời gian và bán thời gian. Lựa chọn hình thức học nào phụ thuộc khả năng cân bằng giữa việc học và làm việc. 

Khi tham gia khóa học toàn thời gian, học viên phải tập trung cho việc học và không thể đi làm trong vòng 18-36 tháng tới. Vì thế các chương trình này thường phổ biến nhất với các sinh viên trẻ, những người mới vừa có bằng cử nhân và có thể đủ khả năng để học toàn thời gian tại trường. 

Ngược lại, các lớp học của chương trình thạc sĩ bán thời gian thường diễn ra vào buổi tối hoặc cuối tuần trong khoảng thời gian dài hơn. MBA bán thời gian thường được các học viên đang làm việc toàn thời gian lựa chọn.

Thạc sĩ Tài chính (MFin)

Đối với những học viên đang tìm một chương trình thạc sĩ chuyên sâu về tài chính thì Thạc sĩ Tài chính là sự lựa chọn thích hợp hơn. Chương trình MFin sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề về tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, phân tích tài chính, đầu tư, quản lý quỹ và quản trị rủi ro v.v.

Bên cạnh việc sử dụng các giáo trình hiện đại và kinh điển về tài chính trên thế giới, nội dung chương trình đào tạo còn thường xuyên được cập nhật các tình huống (case study) có tính thực tiễn cao, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính trong nước và thế giới.

Chương trình Thạc sĩ Tài chính
Chương trình Thạc sĩ Tài chính

Chương trình Thạc sĩ Tài chính cũng thường ngắn hơn, chỉ khoảng một năm học đối với chương trình toàn thời gian và vì thế đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp MFin có thể được trả lương thấp hơn so với những người có bằng MBA, vì những người học MBA thường có sẵn một số kinh nghiệm làm việc liên quan.

Kết luận 

Nhìn chung, tùy thuộc vào định hướng phát triển sự nghiệp, học viên có thể lựa chọn theo học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh hoặc Thạc sĩ Tài chính. Cả hai chương trình này đều giúp bạn trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết nhằm phục vụ mục đích thăng tiến. 

MBA sẽ phù hợp với ai đang có ý định khởi nghiệp trong kinh doanh hoặc muốn có khả năng linh động ở mọi ngành nghề. Mặt khác, nếu bạn có tiềm năng và định hướng rõ ràng trong lĩnh vực tài chính,  Thạc sĩ Tài chính là chương trình phù hợp với bạn.