Du học có lẽ là một khái niệm không còn xa lạ mấy đối với các học sinh, sinh viên thời đại hiện nay. Có những bạn xem du học là một niềm mơ ước lớn lao của mình với những cơ hội mở ra bên kia bên giới. Nhưng bên cạnh đó, nếu không biết tận dụng cơ hội du học hiệu quả, du học sẽ là một khoảng thời gian phung phí đối với bạn mà chẳng gặt hái được gì nhiều.
Hãy đọc kỹ 5 lý do Nên và Không nên du học dưới đây và cân nhắc sở thích, điều kiện, mức độ đáp ứng của bạn thân để chọn ra đâu là phương pháp học phù hợp với bạn nhất.
Vì sao nên du học?
1. Cơ hội tuyệt vời nhất để học ngôn ngữ mới
Nhiều bạn vẫn suy nghĩ, vì sinh sống và làm việc trong nước nên các kỹ năng ngoại ngữ dường như không có cơ hội để sử dụng nhiều. Nhưng nếu học một ngôn ngữ bằng cách hòa mình vào đời sống văn hóa, học tập và giao tiếp hằng ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp thu nó một cách đáng ngạc nhiên. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ hàng ngày sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ cũng như cải thiện khả năng giao tiếp.
2. Hiểu về bản thân và rèn luyện kỹ năng sống, tính tự lập
Khi bạn phải bươn chải và tự lập ở một đất nước xa lạ mà không có sự trợ giúp, chỉ bảo từ bố mẹ hay bạn bè xung quanh, đây là một thách thức tuyệt vời để bạn khám phá được năng lực, giới hạn của bản thân. Từ môi trường học tập, sinh sống và giao tiếp mới lạ, để thích nghi được bạn phải tự lập và xoay xở được để giải quyết những vấn đề nhỏ nhất trong cuộc sống và sẽ tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho bản thân mình.
3. Cơ hội du lịch và khám phá thế giới
Còn gì tuyệt hơn khi du học có thể đưa bạn đến một châu lục khác, bạn có thể đến những quốc gia mà bạn có thể sẽ chẳng bao giờ có cơ hội đi đến. Bên cạnh đó, nhiều chương trình du học còn thiết kế các chuyến đi trong các hoạt động ngoại khóa cho học viên.
4. Nâng cấp tấm bằng của bạn
Đây là điều tất yếu mà mỗi người chọn phương pháp du học đều cân nhắc – một tấm bằng giá trị quốc tế. Việc được tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến khi du học sẽ là giá trị nâng cao cho tấm bằng của bạn. Ngoài ra, với khả năng ngôn ngữ bạn rèn luyện được trong thời gian du học cũng sẽ giúp bạn nâng cao giá trị tấm bằng của mình.
5. Mở ra cơ hội việc làm toàn cầu
Những kinh nghiệm tích lũy được khi sống ở nước ngoài và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ khác sẽ giúp bạn nổi bật hơn giữa các ứng viên và nhận được nhiều sự chú ý hơn của nhà tuyển dụng sau này. Mối quan hệ bạn tích lũy được trong thời gian du học sẽ là một lợi thế lớn cho bạn với cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Vì sao không nên du học?
Bên cạnh những lợi ích đó, du học cũng sẽ là một gánh nặng nếu bạn không cân nhắc kỹ bản thân và điều kiện xung quanh. Hãy tự hỏi bản thân những vấn đề dưới đây nếu bạn còn chần chừ:
1. Khả năng thích nghi với môi trường mới
Sống ở một đất nước xa lạ đôi khi khiến các bạn cảm thấy thật sự khó khăn và mệt mỏi. Cảm giác nhớ nhà và thèm những thứ ở đất nước mình sẽ khiến bạn cảm thấy chán với cuộc sống ở nơi khác lạ, nhất là vào những dịp lễ.
2. Việc sinh sống ở nước ngoài khá áp lực
Không thể phủ nhận rằng việc chuyển đến một đất nước mới có rất nhiều áp lực. Tìm chỗ ở, đăng kí tại một trường đại học mới là những viễn cảnh khó khăn có thể làm các bạn nản lòng, đặc biệt là khi các bạn phải sống xa nhà. Nhưng hãy bình tĩnh mà ghi nhớ rằng có rất nhiều người ngoài kia cũng đang trải qua những thử thách như các bạn, hãy cố gắng vượt qua và tìm sự hỗ trợ từ những người đã từng sống tại nơi này trước kia.
3. Bạn đi du học vì bố mẹ thích vậy
Đây là nguyên nhân rất rất lớn dẫn đến sự khổ sở của du học sinh. Rất nhiều người trẻ khi đi nước ngoài học là đi theo ý phụ huynh, đi vì bạn của bố mẹ cũng có con đi, hoặc vì các bậc phụ huynh muốn con cái “đổi đời”. Chưa có tâm lý chuẩn bị sẵn sàng, người học sẽ rất khó xử lý tình huống và rất vất vả, như nhà ở không ưng ý phải chuyển nhà, đổi trường, bị bệnh do không hợp khí hậu.
4. Không định hướng được tương lai
Có những người đi du học xong thì rất vất vả do không kiếm được việc làm ở nơi đó, một số trốn lại để bám trụ, số khác đành ngậm ngùi bỏ về. Bạn cần xác định được nhu cầu của bản thân và cơ hội việc làm của ngành nghề mình học để tìm ra hướng đi chắc chắn nhất cho bản thân.
5. Khả năng chi trả
Đây dường như là vấn đề to lớn nhất, là rào cản chính của việc đi du học. Tuy nhiên, hiện tại đã có rất nhiều hình thức học bổng, vay học tập trả góp cho du học, vì vậy bạn hoàn toàn có thể cân nhắc.
Từ năm 2010, ĐH Western Sydney (Úc) và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích chính của việc hợp tác nhằm mang lại lợi ích tối đa cho sinh viên, tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Úc.
Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBUS và Thạc sĩ Kinh doanh Western Sydney MBA là hai chương trình học liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney. Học viên cả hai chương trình được chủ động xây dựng lộ trình học tập phù hợp: Học tập hoàn toàn tại Việt Nam hoặc du học bán phần tại cơ sở Đại học Western Sydney – Úc.
Tìm hiểu thêm chương trình Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBUS tại https://isb.edu.vn/cu-nhan-kinh-doanh-western-bbus/
Tìm hiểu thêm chương trình Thạc sĩ Kinh doanh Western Sydney MBA tại https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/
Xem thêm: Lợi ích của du học? 3 hình thức du học phổ biến nhất hiện nay