ĐH Western Sydney đồng hành cùng UNESCO công bố Ấn phẩm nghiên cứu về Học tập ngoài xã hội và Trí tuệ Cảm Xúc trong môi trường học đường

Là một thành viên tích cực trong việc theo đuổi những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG) của UNESCO, ĐH Western Sydney đồng hành UNESCO đã thực hiện nghiên cứu về Học tập ngoài xã hội và Trí tuệ Cảm Xúc trong học đường. Nghiên cứu này vừa được công bố vào ngày 17/7/2020, nhân dịp Ngày thế giới vinh danh Nelson Mandela 18/7

Ngày 17/7/2020 vừa qua, Viện Giáo dục vì Hòa bình và Phát triển bền vững Mahatma Gandhi (MGIEP) trực thuộc UNESCO đã công bố một ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu về Học tập ngoài xã hội và Trí tuệ Cảm Xúc, gọi tắt là SEL, với sự đóng góp phần lớn từ các nhà nghiên cứu của Đại học Western Sydney. Ấn phẩm mang tên “Rethinking Learning: A Review of Social and Emotional Learning for Education Systems”.

VienISB_dh-western-sydney-dong-hanh-unesco-cong-bo-nghien-cuu-ve-sel

ĐH Western Sydney đồng hành UNESCO công bố nghiên cứu về SEL – Học tập ngoài xã hội và Trí tuệ của xúc trong môi trường học đường

Ấn phẩm này dựa trên những nghiên cứu mới nhất về tác động của SEL đối với sức khỏe và môi trường học đường; vai trò của SEL trong việc xây dựng môi trường học đường thân thiện, tích cực hơn. Qua ấn phẩm, UNESCO nhấn mạnh việc áp dụng rộng rãi SEL trong hệ thống giáo dục của các quốc gia thành viên.

Tiến sĩ Brenda Dobia từ Khoa Giáo dục học, Đại học Western Sydney, tác giả chính của chương “Thực hiện Giáo Dục Cảm Xúc” giải thích về SEL: “Mặc dù SEL mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của tâm lý của học sinh – sinh viên nhưng mức độ hiệu quả của chương trình sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào cách áp dụng của từng đơn vị trường học và quốc gia.”

“Khi áp dụng hiệu quả, SEL có thể hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc ở trẻ em đến thanh thiếu niên. Vì thế, chương trình này đòi hỏi những kế hoạch chi tiết và lộ trình phù hợp bao gồm các hoạt động dạy và học”, tiến sĩ Dobia cho biết.

Chương này còn kêu gọi sự áp dụng SEL một cách hệ thống và liên tục thông qua sự phát triển của các chính sách nhất quán, tiêu chuẩn giảng dạy và hỗ trợ hiệu quả, bao gồm cả sự hướng dẫn của chuyên gia dành cho các trường. Ngoài ra, ấn phẩm còn nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tiếp nhận với các chương trình học tập để đáp ứng nhu cầu xã hội của từng cộng đồng trường học cụ thể.

Đồng tác giả của chương bao gồm:

  • Tiến sĩ Leonie Arthur, Khoa Giáo dục – Đại học Western Sydney;
  • Tiến sĩ Roberto Parada, Khoa Giáo dục – Đại học Western Sydney;
  • Phó giáo sư – Tiến sĩ Sue Roffey, Khoa Giáo dục – Đại học Western Sydney;
  • Giáo sư Patricia Jennings, Đại học Virginia;
  • Tiến sĩ Dion Khlentzos, Đại học Excelsia;
  • Tiến sĩ Nimrod Sheinman, Center for Mindfulness in Education.

Áp dụng SEL trong môi trường học đường phù hợp với Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG) của UNESCO

Ấn phẩm “Rethinking Learning” đã được phát hành ngày 17/7/2020 qua buổi ra mắt trực tuyến có sự tham gia của 7 sinh viên đến từ Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh, Nam Phi và Nhật Bản. Cuộc thảo luận được chủ trì bởi Tiến sĩ Nandini Chatterjee Singh, Cán bộ cao cấp chương trình, thuộc UNESCO MGIEP.

Phát biểu ở buổi ra mắt, Tiến sĩ Duraiappah bày tỏ “Việc lồng ghép SEL vào hệ thống giáo dục có thể góp phần rất lớn giúp các nước đang theo đuổi những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG). Bằng cách chuẩn bị nền tảng học tập tốt hơn cho học viên, các trường ĐH có thể giúp cộng đồng phát triển sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tinh thần đoàn kết (Mục tiêu 4.7).”

Ngoài ra, dựa trên những thông tin tìm được, bản báo cáo còn đưa ra lời kêu gọi với các nước thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong việc tăng ngân sách giáo dục để có thể đảm bảo chương trình đào tạo cho giáo viên về SEL và hệ thống giáo dục nói chung. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tích cực của các thế hệ tương lai và đồng thời ngăn chặn một số những vấn đề liên quan đến giáo dục vẫn còn tồn đọng.

Việc ĐH Western Sydney đồng hành UNESCO trong các nghiên cứu vì cộng đồng là một trong những nỗ lực của trường trong quá trình theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững do UNESCO đề ra. Năm 2020 là năm đánh dấu Đại học Western Sydney đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình xây dựng mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ trong năm 2020.

VienISB_dh-western-sydney-dong-hanh-unesco-2

Từ xếp thứ 11 trên 450 trường Đại học trên thế giới năm 2019, Đại học Western Sydney đã thăng hạng lên xếp thứ 3 khi đánh giá toàn diện về tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực xã hội, sinh thái và kinh tế. Đây là kết quả vượt trội mà Đại học Western Sydney tự hào đạt được, vượt qua hơn 800 trường Đại học hàng đầu thế giới trong cùng bảng xếp hạng năm 2020.

Đọc thêm bài viết Đại học Western Sydney xếp hạng thứ 3 về tầm ảnh hưởng của các trường Đại học trên thế giới

Nguồn: Đại học Western Sydney