Lý Quí Trung, đồng sáng lập chuỗi cửa hàng Phở 24, khẳng định rằng, một tấm bằng Cử nhân chỉ là “thứ căn bản, vừa đủ”, và MBA mới là “bí kíp”, là kiến thức chuyên sâu để áp dụng vào công việc.
Là một trong những du học sinh ở Úc hiếm hoi của thế hệ ông. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại ĐH Western Sydney, ông Trung đã cố gắng thu xếp để ở lại Úc thêm 18 tháng học MBA.
Lúc đó, Đông Âu đang là điểm đến chuẩn mực của du học sinh Việt, nhưng, ông Trung ý thức rằng, muốn học kinh doanh và kinh doanh bài bản, thì phải chọn phương Tây, nơi nền kinh tế thị trường đã định hình từ lâu.
Tận dụng tối đa kiến thức MBA
Năm 1994, sau khi hoàn tất MBA tại Úc, ông Trung về nước và với tấm bằng MBA đó, ông đã được nhiều doanh nghiệp chào đón với những chức danh quan trọng, thu nhập cao.
“Ngay sau đó, khi lao vào công việc, tôi đã vắt kiệt kiến thức có được từ MBA. Học được bao nhiêu là đem ra xài hết bấy nhiêu, không thấy chỗ nào là thừa. Nhắm mắt tôi vẫn có thể nhớ kiến thức ấy nằm ở đâu, trong giáo trình nào – ông Trung chia sẻ – Tôi đã làm cả trăm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hành động, kế hoạch marketing… và kiến thức của MBA đều được đem ra ứng dụng hết. Tất cả đều bài bản, khoa học. Nó chính là tinh hoa của MBA”.
Khi bắt đầu start-up với chuỗi cửa hàng Phở 24, nhìn quanh ở Việt Nam chưa có một mô hình nào tương tự, ông Trung hiểu, không thể dựa dẫm vào kinh nghiệm truyền thống đang có ở Việt Nam, mà phải tự mình khai mở một hướng đi hoàn toàn mới.
Không có ai tư vấn, tự mình làm chủ, làm lãnh đạo, phải tìm thêm sách vở giáo trình từ nước ngoài. “Nếu không có kiến thức MBA, chắc chắn tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì những thuật ngữ chuyên môn, ngôn ngữ hàn lâm của tài liệu chuyên sâu. Phải tiêu hóa được hết mới có thể thuyết phục cổ đông, thuyết phục khách hàng…”.
Cả khi chuyển nhượng chuỗi Phở 24 cũng vậy. Làm sao để biết được giá trị thương hiệu, định giá nó một cách chính xác? “Tôi tìm mua cuốn sách về định giá doanh nghiệp từ Anh quốc. Và nếu không nhờ kiến thức có được từ MBA, tôi cũng sẽ không hiểu một cách trọn vẹn giá trị nội dung của cuốn sách ấy để định giá chính xác chuỗi Phở 24 của mình, qua đó, làm việc với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư hiệu quả hơn”, ông Trung nói thêm.
Nhưng, MBA không chỉ là kiến thức hàn lâm hay khoa học cho kinh doanh. MBA cũng giúp bạn trong từng hành vi và ứng xử của đời sống. Ông Trung nói rằng, để viết một status trên Facebook, nói chuyện về một cuốn sách vừa đọc hay phát biểu trên một diễn đàn, sự cẩn trọng trong tìm kiếm thêm thông tin, tìm hiểu xem dư luận đang nghĩ gì, nói gì về vấn đề đó… đã trở thành một thói quen khoa học.
Đó là thái độ, là trách nhiệm về xử lý thông tin. “Một kỹ năng có được từ MBA”, ông Trung nhấn mạnh.
MBA, nên và không nên
Ông Trung chia sẻ: “Tôi học đại học muộn, thoạt đầu thì có vẻ thua thiệt với bạn bè. Nhưng hóa ra cũng có cái may là quá trình làm việc sớm đã giúp mình có thể học một lèo từ đại học sang MBA luôn. Tôi được nhận học MBA bởi đã có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam”.
“Bạn nên có ít nhiều kinh nghiệm làm việc rồi hẳn nghĩ đến MBA. Học MBA, rất cần chia sẻ thông tin và kiến thức với một nhóm bạn học. Nếu thiếu tri thức thực tiễn, người học thiếu đi sự đóng góp tri thức cho nhóm. Chưa kể, những trải nghiệm thực tế sẽ được các kiến thức MBA soi rọi đúng/sai một cách toàn diện. Thiếu những kinh nghiệm từ đời sống, sẽ rất khó để nhận lãnh hết giá trị kiến thức từ MBA”.
Lý Quí Trung chia sẻ thêm: “Với những ngành nghề khác, như kỹ sư, bác sĩ… muốn làm lãnh đạo hay quản trị doanh nghiệp thì MBA chính là “bí kíp” cần thiết. Các chương trình MBA được thiết kế trên nền tảng bắt đầu cho người học từ các chuyên ngành khác chứ không chỉ cho người chuyên về Quản trị kinh doanh, do đó, sẽ không có chuyện ngỡ ngàng tiếp cận một chuyên ngành mới”.
Ông Trung nhấn mạnh: “Cầm một tấm bằng MBA đến với nhà tuyển dụng, là bạn trao cho họ niềm tin rằng, đây là người có thái độ tích cực về giáo dục, có hoài bão, có kỷ luật, dám làm và biết cách quản trị thời gian. Nói một cách bình dân, với MBA, là bạn bỏ ra một cục tiền nhưng… xài cả đời. Tôi sẽ không được mời làm tư vấn cho nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp nếu chỉ là một sáng lập viên của Phở 24. Giá trị tôi có được, bên ngoài những dự án kinh doanh của tôi, chính là những tri thức hàn lâm từ những bằng cấp mà tôi cật lực học tập”.
“Bạn không cứ nhất thiết phải bắt đầu MBA ngay từ ngày mai. Nhưng ngay khi có thể thu xếp được, thì không nên chần chừ. Làm thì cả đời, nhưng học thì chỉ có một thời gian nhất định. Làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai”, ông Trung kết thúc câu chuyện bằng một lời khuyên chân thành.
Từ năm 2010, Đại học Western Sydney, Úc và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Australia.
Western Sydney MBA là chương trình Thạc sĩ kinh doanh liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney – Trường top 300 – 1.2% thế giới. Đây là chương trình dành cho các học viên đang mong muốn tìm kiếm 1 chương trình MBA quốc tế học tại Việt Nam từ trường đại học hàng đầu thế giới.
Tìm hiểu chi tiết chương trình: https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/