Tốt nghiệp ngành Tài chính Đại học Kinh tế làm việc ở đâu, mức lương khởi điểm bao nhiêu?

Sinh viên Đại học Kinh tế tốt nghiệp ngành Tài chính làm việc ở đâu, mức lương khởi điểm bao nhiêu?

Là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, ngành Tài chính hiện đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường. Thống kê từ Vietnamwork cho thấy, ngành Tài chính thuộc top 5 ngành có mức lương cao nhất tại Việt Nam.

Mức thu nhập và triển vọng ngành Tài chính

Sinh viên đại học kinh tế mới tốt nghiệp ngành tài chính có mức lương khởi điểm từ 5.5 triệu đồng – 7.2 triệu đồng. Theo thời gian sau khi tích lũy cho mình bề dày kinh nghiệm, nhân viên Tài chính nhận mức lương cao hơn so với thị trường. 

Cụ thể, trưởng nhóm/giám sát có mức lương 12.5 triệu đồng; quản lý/trưởng phòng 25 triệu đồng. Thống kê ghi nhận 25% người thuộc vị trí quản lý/trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng trở lên (theo Vietnamwork)

Tuy nhiên thực trạng ngành tài chính cho thấy đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ đạt yêu cầu 20-25%, còn “hổng” cả về kỹ năng (thái độ, kỹ năng, trình độ tiếng Anh, khả năng giao tiếp) và kiến thức (các kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung).

Nguồn nhân lực ngành tài chính hiện nay vẫn có một thực tế là vừa thiếu vừa yếu. Dự báo đến năm 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính ngân hàng tăng 20%/năm. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các cơ sở đào tạo cùng như sinh viên theo lĩnh vực này.

đại học kinh tế ngành tài chính

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên đại học kinh tế tốt nghiệp ngành Tài chính

Lĩnh vực Tài chính rất rộng lớn bao gồm tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính Ngân hàng.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Tài chính rồng mở, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong các công ty như

  • Ngân hàng: ngân hàng đầu tư hay ngân hàng thương mại
  •  Các quỹ đầu tư vốn cổ phần cá nhân: (Dragon Capital, Mekong Capital, VinaCapital,..)
  • Bộ phận tài chính của các tập đoàn: VinGroup, Unilever, P&G… 
  • Các tập đoàn thuộc Big 4: Pricewaterhouse Cooper (Pwc), Deloitte, Ernst and Young (E&Y), KPMG…
  • Các công ty bào hiểm: Manulife, Prudential, Generali….

Tuy nhiên để nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn từ ngành Tài chính, sinh viên phải có vốn kiến thức chuyên sâu, khả năng tiếng Anh đồng thời trau dồi cho mình những kỹ năng, kiến thức cần thiết để bước vào ngành Tài chính.

Sinh viên ngành Tài chính chương trình Cử nhân Tài năng – Đại học Kinh tế TP.HCM được trang bị kiến thức kỹ năng gì?

Chương trình Cử nhân tài năng (ISB BBUS) là chương trình chính quy của Đại học Kinh tế TP.HCM. Chương trình được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, là lợi thế cho sinh viên ngành Tài chính sau khi tốt nghiệp. Chương trình được xây dựng theo mô hình ASK – khung kiểm định nhân sự các tập đoàn: Attitude (Thái độ ), Skill (Kỹ năng), Knowledge (Kiến thức)… trang bị toàn diện cho sinh các điều kiện cần thiết để làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia 

Học tập ngành Tài chính chương trình Cử nhân Tài năng của Đại học Kinh tế TP.HCM sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức tài chính từ khái quát đến chuyện sâu qua các môn học như: Quản trị rủi ro Tài chính, Quản trị Tài chính Quốc tế, Kế toán Tài chính…

Đồng thời với mối quan hệ hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, sinh viên Cử nhân Tài năng sẽ được tiếp cận với doanh nghiệp với chuỗi chương trình: Hội thảo, Company Tour…

>> Xem thêm Chương trình Cử nhân Tài năng của Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM