TS. Lý Quí Trung: Thạc sĩ kinh doanh MBA, bỏ ra một cục tiền, xài cả đời

Về một lời khuyên cho người trẻ có khao khát tìm kiếm tri thức, TS. Lý Quí Trung chia sẻ: “Nếu xem thạc sĩ kinh doanh MBA là một khoản đầu tư, thì việc bỏ một cục tiền cho MBA, nhưng xài cả đời không bao giờ hết, là quá lời!”

Bàn luận về giá trị tấm bằng MBA, ông Trung chia sẻ thạc sĩ kinh doanh MBA là một bước đệm lợi thế và gây ấn tượng trước nhà tuyển dụng đối với một cử nhân mới ra trường.

Còn với những người đã và đang đi làm, sở hữu tấm bằng MBA sẽ giúp lãnh đạo coi trọng, giúp họ có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn và tận dụng tốt những cơ hội ấy bằng nền tảng kiến thức học được từ MBA.

Thạc sĩ kinh doanh MBA là “bí kíp”, là kiến thức chuyên sâu

Được biết đến là một doanh nhân thành công, đặc biệt với vai trò là nhà sáng lập Phở 24 – một trong những thương hiệu nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam. Theo TS. Lý Quí Trung, để phát triển sự nghiệp, việc theo học MBA là một bước đệm rất quan trọng.

Thực tế cho thấy, sau khi trở về nước, ngay lập tức ông được tuyển dụng vào chức danh Phó Tổng giám đốc của Tecaworld, một liên doanh danh giá lúc ấy. Sau đó, ông liên tục giữ vị trí điều hành hoặc lãnh đạo cao cấp của những doanh nghiệp lớn: Tổng Giám đốc Khách sạn Saigon Star; Tổng giám đốc của tập đoàn nội thất cao cấp AKA Furniture sở hữu thương hiệu Nhà Xinh và nhiều thương hiệu quốc tế khác như Boconcept, Calligaris, Savio Fermino, Baxter, Ligne Roset, Arclinea, Ceccotti, Bellavita…

TS. Lý Quí Trung: Thạc sĩ kinh doanh MBA, bỏ ra một cục tiền, xài cả đời
TS. Lý Quí Trung là đồng sáng lập thương hiệu nhượng quyền – Phở 24 – Ảnh do nhân vật cung cấp

Thạc sĩ kinh doanh MBA, theo ông Trung, đem lại nhiều lợi ích cụ thể, đó là mức lương cao hơn, đất dụng võ phong phú hơn, mở ra nhiều cơ hội “đắt giá” so với chỉ có một tấm bằng cử nhân.

Ông Trung chia sẻ thêm: “Trong quá trình làm việc, tôi đã làm cả trăm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hành động, kế hoạch marketing… và kiến thức của MBA đều được đem ra ứng dụng hết. Tất cả đều bài bản, khoa học. Thậm chí đến bây giờ, khi không còn trực tiếp điều hành công ty, tôi vẫn vận dụng và thực hiện kế hoạch kinh doanh rất nhiều với vai trò tư vấn. Và theo tôi, đó chính là tinh hoa của MBA”.

Lý Quí Trung cũng khẳng định thêm: “Nếu không có MBA, chắc chắn tôi sẽ không hiểu hết những khái niệm, thuật ngữ hàn lâm từ đó để có thể thuyết phục cổ đông, thuyết phục khách hàng.

Không chỉ nổi tiếng ở lĩnh vực kinh doanh, nhiều người còn biết đến TS. Lý Quí Trung với vai trò tác giả của các cuốn sách nhượng quyền và khởi nghiệp. Theo ông, để cho ra đời những cuốn sách, tác giả phải tìm hiểu và tiêu hóa một lượng lớn kiến thức để rồi truyền đạt thông tin thật sự có giá trị đến độc giả.

Và những kiến thức có được từ trường đời và trường học, trong đó nội dung giảng dạy trên trường lớp chiếm ít nhất là 50%. Kiến thức đó định hình con người, định hình tư duy mỗi người.

Theo đuổi MBA, đâu là thời điểm thích hợp?

“Bạn nên có ít nhiều kinh nghiệm làm việc rồi hẳn nghĩ đến MBA. Học MBA, rất cần chia sẻ thông tin và kiến thức với một nhóm bạn học. Nếu chưa có được kinh nghiệm từ thực tiễn, người học thiếu đi sự đóng góp tri thức cho nhóm. Chưa kể, những trải nghiệm thực tế sẽ được các kiến thức MBA soi rọi đúng/sai một cách toàn diện”.

TS. Lý Quí Trung chia sẻ thêm: “Với những ngành nghề khác, như kỹ sư, bác sĩ… muốn làm lãnh đạo hay quản trị doanh nghiệp thì thạc sĩ kinh doanh MBA chính là “bí kíp” cần thiết. Các chương trình MBA được thiết kế trên nền tảng bắt đầu cho người học từ các chuyên ngành khác chứ không chỉ cho người chuyên về Quản trị kinh doanh”.

Tuy nhiên, để theo học chương trình MBA, những ứng viên “ngoại đạo” (tốt nghiệp các ngành khác kinh tế, quản lý, thương mại, tài chính kế toán) cần chuẩn bị những kiến thức chung và cơ bản về kinh tế trước khi đăng ký ứng tuyển MBA, nhằm tạo dựng được nền tảng kiến thức kinh tế và quản lý cần thiết để tự tin bắt đầu một chương trình MBA.

“Bạn không cứ nhất thiết phải bắt đầu thạc sĩ kinh doanh MBA ngay từ ngày mai. Nhưng ngay khi có thể thu xếp được, thì không nên chần chừ. Làm thì cả đời, nhưng học thì chỉ có một thời gian nhất định. Làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai”, ông Trung kết thúc câu chuyện bằng một lời khuyên chân thành.

Từ năm 2010, Đại học Western Sydney, Úc và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Australia.

Western Sydney MBA là chương trình Thạc kinh doanh MBA liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney – Trường top 300 – 1.2% thế giới. Đây là chương trình dành cho các học viên đang mong muốn tìm kiếm 1 chương trình MBA quốc tế học tại Việt Nam từ trường đại học hàng đầu thế giới.

Tìm hiểu chi tiết chương trình: https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/