Là một sinh viên tài năng và thích những cuộc thi lớn, hẳn bạn rất muốn có những trang bị để tự tin “chinh chiến”. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Lương Kỷ Linh – Cựu sinh viên ISB, Quán quân cuộc thi HR Expert. Anh Linh hiện đang là Management Associate HR tại FE Credit.
Qua đó, cùng tìm hiểu về những khía cạnh cũng như những bài học mà anh có được trong hành trình đến với ngôi vị quán quân.
Để trở thành quán quân, phải trải qua việc thất bại trước nhiều quán quân khác
“HR Expert 2020” không phải là cuộc thi đầu tiên mà anh Linh tham gia. Trước đó, anh đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi. Trong đó, có thể kể đến cuộc thi “Giải mã ma trận nhân sự” do Câu lạc bộ HuReA, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Dù chỉ lọt vào top 10 nhưng anh rút ra được nhiều bài học sau cuộc thi.
Đến với cuộc thi, anh có nhiều lựa chọn về các vị trí phỏng vấn. Khi tham gia, anh vẫn còn phân vân về việc nên chọn Marketing hay thiên hẳn về HR. Tuy nhiên, sau cuộc thi, anh nhận định được rằng việc chọn ngành nào không quan trọng bằng việc anh nên thể hiện bản thân ra sao. Cuộc thi giúp anh xây dựng được cho mình phong cách trả lời phỏng vấn, cũng như thể hiện sắc màu riêng của bản thân.
Cũng thông qua cuộc thi, anh có thêm những trải nghiệm tốt để thêm vào profile. Cùng từ đó, anh có thêm động lực để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự. Đây là hành trang tốt nhất giúp anh đạt vị trí quán quân trong cuộc thi “HR Expert 2020”.
Những bài học từ các cuộc thi mới là quan trọng nhất
Anh Linh đưa ra quan điểm: “Sau mỗi cuộc thi, người ta thường tìm hiểu vì sao lại được giải thưởng (WHY). Nhưng với riêng Linh, Linh nghiêng về việc làm thế nào để đạt được điều đó (HOW)”.
Anh cũng chia sẻ thêm về câu chuyện cá nhân rằng lần đầu đến với HR Expert, anh đã chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn không đạt giải. Đến lần tiếp theo, anh lại đi thi với một tâm thế thoải mái cùng với ý chí cầu tiến, ham muốn học hỏi và tìm hiểu việc bản thân sẽ làm được gì trong ngành này.
Với tâm thế này và những trải nghiệm có được sau một năm, anh vô cùng thoải mái trong việc teamwork, trao đổi cùng mentors hay thể hiện bản thân mình qua mỗi vòng thi.
Sau cuộc thi HR Expert, anh nhận ra rằng trong số lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi, có rất nhiều người mong muốn giành được vị trí quán quân. Nhưng với anh, việc đặt ra mục tiêu mang tính thiết thực lại quan trọng hơn.
Cụ thể là cuộc thi sẽ mang lại cho anh những kiến thức, bài học, kinh nghiệm gì hay anh sẽ tiếp cận được với bao nhiêu doanh nghiệp. Cũng từ đó, anh xác định cho mình danh sách top 3 doanh nghiệp mong muốn.
“Mình đạt được giải mấy không quan trọng bằng việc mình rút ra được bao nhiêu bài học từ cuộc thi” – Kỷ Linh nhấn mạnh.
Yếu tố quyết định đến sự thành công trong các cuộc thi
Với anh Linh, việc chiến thắng tại các cuộc thi hoặc làm sao để các bạn sinh viên có nhận thức tốt về bản thân thì cần 3 yếu tố.
Thái độ đến với cuộc thi: Sinh viên có thái độ làm việc tích cực, biết cách ứng xử trong nhiều môi trường khác nhau là một điểm cộng rất lớn. Ngoài ra, sinh viên cần có tinh thần học hỏi, cầu tiến, nhiệt huyết và chăm chỉ. Có như vậy mới không lo về việc không vượt qua được các vòng thi.
Kiến thức nền tảng: Có những cuộc thi mà bạn có thể học trong lúc thi nhưng cũng có những cuộc thi mang tính chuyên môn cao thì yêu cầu bạn phải tự nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến ngành. Sự chuẩn bị kỹ càng đó sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất.
Kỹ năng mềm: Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, kết nối với nhóm làm việc hay trao đổi cùng mentors. Những bộ kỹ năng này giúp sinh viên vượt qua các kỳ thi, cũng như hoàn thành tốt các công việc và biết cách xử lý tình huống hiệu quả.
Chuyện đi thi chỉ là chuyện tích trữ những kinh nghiệm và trải nghiệm
Việc trở thành quán quân đã là một cột mốc rất rõ ràng. Tuy nhiên, với những bạn đạt được vị trí á quân, quý quân hay thậm chí là những giải thưởng khác thì với những trải nghiệm đó, bạn vẫn có thể thành công ở những mảng khác.
Mỗi một cuộc thi là một hành trình tích trữ những kinh nghiệm và trải nghiệm. Từ đó, bạn sẽ biết mình tỏa sáng vào thời gian và thời điểm nào.
Bên cạnh việc chuẩn bị cho cuộc thi như thế nào hay việc nên giữ vững tâm lý ra sao, bạn nên nhìn nhận cuộc thi là một cơ hội trải nghiệm và khám phá bản thân. Mỗi một trải nghiệm là một tích cóp nhỏ vào kho tàng kiến thức, mà đó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề sau này.
Cử nhân Tài năng ISB BBus là chương trình đào tạo chính quy của Viện ISB, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – một trong những chương trình đầu tiên tại Việt Nam được công nhận chính thức bởi Quỹ Kiểm định Các chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế (FIBAA, Thụy Sĩ) và Hiệp hội Kế toán viên công chứng Úc (CPA Úc). 5 ngành đào tạo chính của chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBus bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Tài chính Ứng dụng, Kế toán.
Năm 2022, Cử nhân Tài năng ISB BBus đem đến cơ hội chuyển tiếp trực tiếp cho sinh viên lên học thạc sĩ ngay khi đang học đại học. Sinh viên sẽ có được một bằng cử nhân và cơ hội lấy thêm một bằng thạc sĩ chính quy của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cấp chỉ trong thời gian 4 năm. Cụ thể, sinh viên được lựa chọn học tiếp 1 trong 3 chương trình Thạc sĩ:
- Master of Wealth Management – Thạc sĩ Quản trị Tài chính
- Master of Data Analytics and Marketing – Thạc sĩ Phân tích dữ liệu và Tiếp thị
- Master of Applied Data Science – Thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng
Xem chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBus tại đây : https://bbus-ems.isb.edu.vn/