Phút “trải lòng” của sinh viên Cử nhân Tài năng ISB BBus sau khi giành ngôi vị Quán quân 72 Case Challenge

Phía sau ánh hào quang, Phạm Trường Thịnh – Sinh viên Cử nhân Tài năng ISB BBus, Quán quân của 72h Case Challenge – ACDemy, đã có những chia sẻ về quá trình tham gia cuộc thi cũng như những khó khăn mà cậu bạn gặp phải trước khi giành được giải thưởng.

Bạn cũng là một trong bốn quán quân được mời đến “Sóng 2K4: Quán quân hội tụ” – Một tập phát sóng về kinh nghiệm chinh chiến ở những cuộc thi học thuật.

Từ “Zero” đến “Hero”

Được biết, Trường Thịnh từng tham gia nhiều cuộc thi liên quan đến marketing và mang về nhiều… thất bại ê chề. Đã từng có lúc, cậu bạn nghi ngờ về khả năng của chính mình rồi bị đè nặng bởi áp lực đồng trang lứa.

Trong những giây phút “bất lực”, cùng với hoàn cảnh “không có gì trong tay”, Thịnh lại nhận ra rằng các cuộc thi này không phải là để đánh đổi. Từ đó, cậu bạn vạch ra cho mình hành trình khai thác những khả năng khác của bản thân. Đó là lý do mà Thịnh chọn 72h Case Challenge – ACDemy là xuất phát điểm đầu tiên.

72h Case Challenge – ACDemy được tổ chức bởi CLB Action Club trực thuộc Đại học Ngoại Thương. Cuộc thi cho Thịnh cơ hội được rèn luyện các kỹ năng và tư duy, giải quyết tình huống kinh doanh. Ngoài giải thưởng kể trên, Trường Thịnh còn đạt giải Quý quân Doanh Nhân Tập Sự Warm-up 2021.

Phạm Trường Thịnh - Sinh viên Cử nhân Tài năng ISB BBus, Quán quân của 72h Case Challenge - ACDemy
Phạm Trường Thịnh – Sinh viên Cử nhân Tài năng ISB BBus, Quán quân của 72h Case Challenge – ACDemy

Bí quyết thành công: 20% may mắn và 80% nỗ lực

Theo Thịnh, mỗi cuộc thi đều có yếu tố “học tài thi phận” nên ít nhất phải có một chút may mắn để giúp cậu bạn giành được vị trí cao nhất.

Sự may mắn có thể đến từ tâm lý. Cứ cho rằng những cuộc thi là dành để thi “cho vui” thì lại có cơ hội tiến sâu vào các vòng trong. Sự may mắn này cũng có thể là việc mà Thịnh học được những bài học mới sớm hơn những bạn đồng trang lứa khác. 

“Tâm lý thoải mái trước khi thi, không đặt nặng vấn đề giành giải quán quân và cố gắng vượt qua chính mình là bạn đã thành công” –  Thịnh chia sẻ.

Yếu tố quyết định đến sự thành công

Đối với Thịnh, yếu tố quan trọng nhất giúp cậu bạn đạt được thành công chính là khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng. Ngoài ra, còn có khả năng ứng biến linh hoạt.

Mỗi cuộc thi đều có sự giới hạn về thời gian. Điều này tạo một áp lực cho bạn, nghĩa là bạn không có sự thoải mái và thư thả trong thời gian chuẩn bị cho cuộc thi. Bên cạnh đó, việc nỗ lực tư duy, nhanh chóng đưa ra những lý giải hợp lý và khoa học để trình bày trước ban giám khảo cũng là những kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công trong cuộc thi.

Đồng đội – Có cùng “tần số”, có cùng thành công

Việc có được những người bạn, đồng đội hay “chiến hữu” là một yếu tố dẫn đến sự thành công.

Trong cuộc thi 72h Case Challenge – ACDemy, các thí sinh như Thịnh đều được ban giám khảo sắp xếp ngẫu nhiên vào cùng nhóm. Thịnh đã từng rất quan ngại khi trong nhóm chỉ có mỗi cậu bạn là sinh viên ISB. Thịnh nghĩ rằng trở ngại lớn nhất là các bạn cùng nhóm chưa có đủ thời gian để tìm hiểu, hay chưa nhận ra sự đồng điệu và dò được “tần số” giống nhau.

Thịnh từng nghĩ rằng trở ngại lớn nhất là các bạn cùng nhóm chưa có đủ thời gian để tìm hiểu, hay chưa nhận ra sự đồng điệu và dò được “tần số” giống nhau.
Thịnh từng nghĩ rằng trở ngại lớn nhất là các bạn cùng nhóm chưa có đủ thời gian để tìm hiểu, hay chưa nhận ra sự đồng điệu và dò được “tần số” giống nhau.

Tuy nhiên, các bạn cùng nhóm vẫn phối hợp ăn ý và tìm ra được tiếng nói chung. Trải nghiệm của Thịnh khi làm việc nhóm gói gọn trong một từ “vui vẻ”. Mỗi con người trong nhóm là mỗi cá tính khác nhau và có những điểm thú vị riêng.

Từ đó, Thịnh nhận ra rằng việc mình phải cởi mở, tự tin trong giao tiếp, thể hiện tinh thần học và luôn phối hợp với đồng đội là cách nhanh nhất để đi đến thành công. Dĩ nhiên, sự thành công này không cho cho cá nhân Thịnh mà còn là thành công của cả nhóm.

Quán quân, á quân hay quý quân chỉ là hình thức

Xuyên suốt quá trình từ lúc chuẩn bị đến khi chính thức tham gia cuộc thi, ít nhất một lần những câu hỏi mông lung hiện lên khiến cho Thịnh muốn bỏ cuộc.

Đó là những câu hỏi như “liệu rằng thi xong có được gì không?, “nếu không đạt giải thì tốn bao nhiêu thời gian và công sức?”, “tham gia cuộc thi này có vô nghĩa không?”. Nhưng sự thật là không! Dù thắng hay thua thì Thịnh cũng cho rằng mình luôn nhận được nhiều hơn. 

Đầu tiên là việc có thêm được những chiến hữu – những người tiếp thêm động lực cho Thịnh. Dù rằng cuộc thi này đã kết thúc thì nhóm vẫn có thể gặp nhau tại những cuộc thi khác. 

Điều thứ hai mà Thịnh nhận được chính là những phản hồi từ các người đi trước. Đây đều những điều mà Thịnh không thể nhận được nếu bỏ cuộc giữa chừng.

“Quán quân, á quân hay quý quân cũng chỉ là hình thức, là cái mà bạn có thể mang đi “khoe” hay đưa vào CV. Thứ mà mình muốn nhận chính là những bài học đằng sau mỗi cuộc thi” – Thịnh chia sẻ.

Những cuộc thi mang lại những cơ hội quý giá cho việc “mài dũa” bản thân

Việc trực tiếp va chạm, xô đẩy, cảm nhận những cung bậc cảm xúc hay việc thu được những kinh nghiệm quý báu là phần thưởng lớn nhất sau mỗi cuộc thi. Nó lớn hơn cả danh hiệu mà Thịnh nhận được.

Chỉ khi gạt bỏ được những tham vọng về những giải thưởng hữu hình và đi thi với một tâm thế thoải mái thì mới có thể bước xa hơn về phía trước. 

Cũng thông qua cuộc thi, Thịnh có cơ hội “mài dũa” khả năng thích nghi và ứng biến, giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn cũng như có thêm những lập luận về kinh doanh. Đây đều là những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này.

Cử nhân Tài năng ISB BBus là chương trình đào tạo chính quy của Viện ISB, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – một trong những chương trình đầu tiên tại Việt Nam được công nhận chính thức bởi Quỹ Kiểm định Các chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế (FIBAA, Thụy Sĩ) và Hiệp hội Kế toán viên công chứng Úc (CPA Úc). 5 ngành đào tạo chính của chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBus bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Tài chính Ứng dụng, Kế toán.

Năm 2022, Cử nhân Tài năng ISB BBus đem đến cơ hội chuyển tiếp trực tiếp cho sinh viên lên học thạc sĩ ngay khi đang học đại học. Sinh viên sẽ có được một bằng cử nhân và cơ hội lấy thêm một bằng thạc sĩ chính quy của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cấp chỉ trong thời gian 4 năm. Cụ thể, sinh viên được lựa chọn học tiếp 1 trong 3 chương trình Thạc sĩ:

  1. Master of Wealth Management – Thạc sĩ Quản trị Tài chính
  2. Master of Data Analytics and Marketing – Thạc sĩ Phân tích dữ liệu và Tiếp thị
  3. Master of Applied Data Science – Thạc sĩ Khoa học dữ liệu ứng dụng

Xem chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBus tại đây : https://bbus-ems.isb.edu.vn/