Kinh nghiệm làm việc tại PwC của cựu sinh viên Đại học Western Sydney

Đại học Western Sydney – một điểm đến được nhiều du học sinh lựa chọn khi bắt đầu hành trình của mình tại nước Úc. Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống campus trải rộng khắp “Xứ sở chuột túi” cũng như chương trình đào tạo chất lượng, nơi đây còn là xuất phát điểm đầy triển vọng cho sinh viên đang tìm kiếm cho mình cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn như PwC – một trong bốn “Big Four” của ngành kiểm toán.

Với nền tảng vững chắc được xây dựng từ trải nghiệm tại Đại học Western Sydney, anh Trần Trung Nam đã thành công trở thành một chuyên viên phân tích tại PwC. Bên cạnh những chia sẻ thú vị của anh Nam về kinh nghiệm quý giá mà mình có được trong thời gian làm việc tại PwC, anh còn mời những vị khách vô cùng đặc biệt đến với buổi trò chuyện và đó chính là các chuyên gia đến từ PwC. Những chia sẻ về công việc tại PwC của các khách mời sẽ giúp cho các bạn sinh viên biết thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội làm việc tại PwC trong tương lai.

Hành trình đến với PwC của cựu sinh viên Đại học Western Sydney

Sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân và MBA vào năm 2020, anh Trần Trung Nam bắt đầu tìm kiếm công việc cho mình tại Úc. Tuy gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, anh Nam đã may mắn có được cơ hội làm việc tại PwC thông qua CoE (Center of Excellence) – một dự án dành riêng cho sinh viên Đại học Western Sydney (hiện tại là Onshore Delivery Centre – đây là bộ phận tuyển dụng được thành lập bởi PwC)

Khi bắt đầu làm việc tại PwC, một trong những điều quan trọng nhất mà anh Nam nhận ra đó là kỹ năng làm việc nhóm. “Làm việc nhóm được thì làm ở đâu cũng được. Và môi trường làm việc thật sự luôn luôn là làm việc nhóm”_ anh Nam chia sẻ.

Tại PwC, một nhóm làm việc chung có thể lên đến 30 hoặc 40 người. Để công việc được tiến hành thuận lợi thì kỹ năng làm việc nhóm tốt là vô cùng quan trọng. Chính kỹ năng này sẽ giúp bản thân có cơ hội kết nối những mối quan hệ mới cũng như hiểu được phong cách làm việc của đồng nghiệp để chuẩn bị cho những dự án tương lai thực hiện hiệu quả hơn.

Hình ảnh Đại học Western Sydney
Đại học Western Sydney là nơi ươm mầm các giấc mơ lớn

Bên cạnh kỹ năng làm việc nhóm thì PwC cũng rất chú trọng đến thái độ và phong cách làm việc của sinh viên ngay từ những vòng phỏng vấn đầu tiên. “Mình thể hiện bản thân là một người có kiến thức, sẵn sàng làm việc và tự tin vào chính mình thì ai cũng thích mình. Và đây cũng là cách mà PwC đánh giá các ứng cử viên tiềm năng.”_ anh Nam chia sẻ. Sự tự tin và sẵn sàng với mọi công việc luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các công ty, đặc biệt là PwC vì đây là yếu tố giúp nhân viên công việc nhanh chóng và hiệu quả.

Quá trình xin việc cũng là một trải nghiệm thú vị đối với anh Nam. PwC có rất nhiều vòng để đánh giá các bạn ứng cử viên bao gồm phỏng vấn trực tiếp và qua điền form. Theo chia sẻ của anh Nam thì vòng điền form có một yêu cầu viết một đoạn ngắn 200 chữ về một vấn đề bất kỳ liên quan đến kinh doanh. “Đây cũng là hình thức test sự nhanh trí và sẵn sàng với công việc của ứng viên”_ anh Nam nhấn mạnh. PwC không chỉ cần đến vốn kiến thức phong phú của các ứng cử viên mà còn cần một nhân viên có sự nhanh nhẹn và luôn hết mình thử những điều mới mẻ. 

Ngoài những vấn đề kỹ năng và kiến thức cần có, anh Nam cũng chia sẻ về những trải nghiệm thú vị về văn hóa làm việc PwC. Ở PwC, sau mỗi dự án sẽ có một bảng khảo sát đánh giá hoạt động của từng cá nhân. Chính sự đánh giá này sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả cũng như phát triển những điểm mạnh của bản thân, hạn chế những điểm yếu nhằm phát huy tối đa khả năng của mình trong những dự án sắp tới. 

Lời khuyên từ các nhà tuyển dụng

Để trở thành ứng cử viên tiềm năng làm việc tại PwC, các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ thời gian đầu Đại học. Với những chia sẻ từ anh Uttkarsh Arora – Cố vấn rủi ro cấp cao và chị Katie Wakeman – Quản lý vận hành dự án ODC (Onshore Delivery Centre) sẽ giúp các bạn phần nào hình dung được công việc và yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với các ứng cử viên.

PwC có môi trường làm việc năng động và đa dạng. Nhân viên đến từ bất kỳ chuyên ngành nào cũng có thể làm việc tại PwC. Chính vì vậy sự tự tin và ý thức đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điểm cộng cho quá trình xin việc. “Bạn có đạo đức nghề nghiệp và thông minh, bạn có thể làm việc chăm chỉ và tiến xa hơn nữa trong tương lai.”_ Katie chia sẻ. Ngoài ra ham học và không ngại hỏi cũng là đặc điểm mà PwC cần ở các ứng cử viên.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên làm việc tại nhà trở nên quen thuộc và quan trọng hơn bao giờ hết. “Tuy có nhiều khó khăn trong quá trình làm việc nhưng chúng tôi thích ứng khá nhanh”_ Uttkarsh chia sẻ. Thích ứng nhanh và linh hoạt cũng là tính cách cần thiết để trở thành nhân viên tại PwC. Ngoài ra sự kiên cường cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá ứng cử viên tiềm năng, đặc biệt là đối với thời gian làm việc online. 

Những chia sẻ của anh Nam và các nhà tuyển dụng từ PwC cũng đã khái quát được văn hóa làm việc cũng như các yêu cầu cơ bản cho công việc tại đây. Hành trình trở thành nhân viên tại PwC sẽ không còn xa vời nếu các bạn chuẩn bị cho mình kiến thức và kỹ năng vững vàng qua những kinh nghiệm và thông tin hữu ích từ anh Nam cũng như các chuyên gia đến từ PwC. 

Du học Global Pathways 2+1 là chương trình chuyển tiếp du học dựa trên sự công nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa ISB với 4 Đại học hàng đầu ở Úc và New Zealand, gồm 2 giai đoạn đào tạo:

– Giai đoạn 1 – Học tại Việt Nam: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh.

– Giai đoạn 2 – Học tại nước ngoài: Sinh viên chọn 1 trong 4 Đại học và chuyên ngành đào tạo tương ứng để chuyển tiếp.

Xem thêm chi tiết chương trình Du học Global Pathways tại: https://pathway.isb.edu.vn/