Học cách quản lý thời gian qua giờ học thông tầm

Trước khi định nghĩa “giờ học thông tầm“, có lẽ bạn đã nghe ít nhất một lần câu nói “Đi làm khác xa thời đi học”. Ở khía cạnh quản lý thời gian, sự thay đổi giữa đời sống sinh viên và cuộc sống của một nhân viên văn phòng rất khác nhau. Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, liệu thời gian còn lại sau giờ lên lớp đã thực sự được sinh viên khai thác hiệu quả?

Giờ học thông tầm sẽ giải quyết được vấn đề thời gian học và làm của sinh viên thời nay. Để hiểu hơn về lý do vì sao gần đây nhiều trường đại học lại lựa chọn khung giờ học trên, hãy cùng ISB điểm qua lợi ích của giờ học thông tầm, đặc biệt là đối với sinh viên các trường tại TP HCM.

Đời sống nhân viên văn phòng và sinh viên: Khác biệt quá xa!

Guồng quay công việc 8 tiếng một ngày

Đối với một nhân viên văn phòng, thời gian làm việc sẽ thường bắt đầu làm việc vào lúc 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 tiếng (12:00 – 13:00) và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều. Nói cách khác, nhân viên văn phòng sẽ thường làm việc theo chế độ 4 – 4. 4 giờ làm việc liên tục buổi sáng – chiều và 1 giờ nghỉ trưa.

VienISB_gio-hoc-thong-tam-2
Giờ học thông tầm khá tương tự với ca làm việc ở các công ty, doanh nghiệp ngày nay

Chưa kể, trong quá trình làm việc, bạn sẽ có lúc phải đối mặt với rất nhiều project hay những công việc khẩn cấp cần bạn tăng ca.

Là sinh viên, các bạn sẽ bắt đầu học vào khoảng 8-9 giờ sáng và kết thúc trước 12 giờ trưa. Ca học chiều sẽ có thể rải rác trong tuần hoặc không. Chính vì thế, các bạn dần quen với “mode” làm việc từ 4-5 tiếng liên tục. Sau đó các bạn có thể quay lại làm việc vào lúc 3,4 giờ chiều hoặc trễ hơn là sau 8 giờ tối.

Có thể thấy, thời gian sau lớp học, các bạn trẻ sẽ có thể hoàn toàn tự do quản lý thời gian. Trong quãng nghỉ đó, độ tập trung của bạn dần dà giảm sút và phải mất thời gian để “khởi động” lại nếu được yêu cầu.

Một thực trạng là các bạn có quá nhiều lựa chọn hay các nguyên nhân làm xao nhãng: Các cuộc hẹn bạn bè, thời gian lướt web hay chơi game… Những khoảng “pause” như vậy khiến mọi công việc dễ dàng trì trệ và não bộ chúng ta chẳng thể tập trung 100% cho việc gì cả!

Khó khăn thích nghi khung thời gian làm việc của doanh nghiệp khi mới ra trường

Mặt khác, khi chuyển từ khung thời gian chỉ yêu cầu tập trung liên tục 4 tiếng sang 8 tiếng, sinh viên mới ra trường khó đạt phong độ làm việc hiệu quả ngay mà phải mất thời gian khá dài để vào nề nếp.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chúng ta cần hơn 14 ngày để hình thành 1 thói quen. Đó là lý do mà nếu không có sự tôi luyện thói quen tư duy tập trung theo khung giờ nhất định, sinh viên sẽ dễ dàng “đuối sức” khi bước vào thực tế khi đi làm.

Nhiều sinh viên tâm sự, dù cố gắng ngồi vào chỗ làm việc, suy nghĩ của bạn cũng không thể tập trung 100% vì không quen phải làm việc từ 1-2 giờ chiều. Kéo dài tình trạng này có thể khiến sinh viên mới ra trường bị đánh giá bởi sếp và đồng nghiệp.

VienISB_gio-hoc-thong-tam-3
Giờ học thông tầm giúp sinh viên làm quen với cách làm việc tập trung ccao độ ở môi trường làm việc

Giờ học thông tầm giúp sinh viên có thể điều chỉnh thời gian tư duy. Nhờ đó, sinh viên có thể điều chỉnh thời gian học tập – nghỉ ngơi vừa vặn với khung thời gian của một nhân viên văn phòng, thích nghi ngay với môi trường doanh nghiệp khi vừa đi làm.

Điều chỉnh giờ học thông tầm để thúc đẩy tinh thần cầu tiến, khao khát trải nghiệm của sinh viên từ sớm

Giờ học thông tầm chẳng phải là “của mới lạ” với sinh viên học tại các nước như Úc, Mỹ, Canada. Học thông tầm, làm thông tầm, khám thông tầm… bắt đầu nhận được sự chú ý nhiều hơn từ các nhà hoạch định chính sách, xây dựng doanh nghiệp.

Khung giờ làm việc liên tục 8 tiếng và nghỉ trưa rút ngắn còn 30-60 phút thật sự hiệu quả và được các doanh nghiệp cũng như các tổ chức giáo dục – đào tạo quy mô lớn.

Các bạn trẻ dần quen với việc sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi tại trường hơn 8 tiếng/ngày và linh hoạt lựa chọn ca học để đảm bảo công việc làm thêm – một cách tiết kiệm chi phí khi du học.

Giờ học thông tầm đang được áp dụng tại các trường Đại học Việt Nam

Một số trường ĐH tại Úc như Đại học Western Sydney, cơ sở tại Parramatta (Úc) đã áp dụng tối đa số ca học kết hợp thông tầm trưa và chiều từ 7:00 sáng đến 10:00 tối. Lịch học hoàn toàn tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn lớp học phù hợp với việc làm thêm, thậm chí có thể lên đến 20 giờ/tuần.

Mô hình học thông tầm được các trường ĐH công lập tại Việt Nam áp dụng rộng rãi trong thời gian trở lại đây ví dụ như Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP. HCM, Đại học RMIT Việt Nam…

Cách học phù hợp với phong cách sống của Gen Z

Ngày nay, chúng ta phải thừa nhận giới trẻ, cụ thể là Gen Z luôn biết cách tận hưởng công việc, cuộc sống của mình. Rất nhiều bạn lựa chọn “vươn mình ra” thực tế, làm việc ở công ty để trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp sớm hơn ngay từ khi vào năm nhất, năm hai.

VienISB_gio-hoc-thong-tam-6
Giờ học thông tầm là một phương án hay cho Gen Z học và làm hiệu quả

Từ đó, vấn đề đặt ra là nề nếp học nửa buổi như khi còn là học sinh THPT hay lịch học bắt buộc, lớp cố định không còn phù hợp nữa.

Trong khi đó, các doanh nghiệp lại thường mong muốn thực tập sinh đi làm vào giờ hành chính và có mặt tại văn phòng theo lịch trình công việc người hướng dẫn. Một lịch học linh hoạt với ca học thông tầm sẽ cho phép sinh viên điều chỉnh thời gian kịp thời nhất có thể. Giờ học thông tầm hỗ trợ được ngay những sinh viên đang làm thêm, thực tập tại các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Tóm lại, giờ học thông tầm mang đến nhiều lợi ích, trong đó hình thành ở các bạn trẻ thói quen làm việc hiệu quả, tập trung để chuẩn bị cho tương lai. Đặc biệt đối với các bạn Gen Z, đây là điều kiện để bạn tận dụng thời gian của mình, trải nghiệm cuộc sống thú vị hơn và cũng thực tế hơn.

Viện ISB