Vietnamnet | Western Sydney BBUS và triết lý lấy sinh viên làm trung tâm

Triết lý lấy sinh viên làm trung tâm của chương trình Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBUS – Được chuyển giao nội dung và phương pháp đào tạo cho Viện ISB (ĐH Kinh tế TP.HCM) từ 10 năm trước, chương trình Cử nhân kinh doanh Western Sydney BBUS hiện đang là lựa chọn hàng đầu của sinh viên chuyên ngành kinh tế – tài chính. 

Theo công bố của Viện ISB, 80% sinh viên (SV) tốt nghiệp từ chương trình này đang làm việc tại những công ty, tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, nhiều người trong số đó giữ những vị trí then chốt, là quản lý, lãnh đạo cấp cao.

Một buổi thảo luận ngoài trời của SV chương trình Western Sydney BBUS tại Viện ISB – Ảnh: Tuyên Giang – Bài viết: Western Sydney BBUS và triết lý lấy sinh viên làm trung tâm

Thái độ, kỹ năng và kiến thức

Thạc sĩ Võ Thanh Hải, Đại diện chương trình Western Sydney BBUS của Viện ISB cho biết: “Mục tiêu trong đào tạo của chúng tôi là hướng đến các công ty và tập đoàn đa quốc gia với những chuẩn mực tuyển dụng gắt gao, minh bạch, dựa trên 3 tiêu chuẩn: Thái độ – Kỹ năng và Kiến thức. Đầu ra của Viện ISB và chương trình Western Sydney BBUS nói riêng luôn đảm bảo những tiêu chuẩn đó!”.

Theo TS.Phan Thị Minh Thư – Giám đốc Dự án Western Sydney Viện ISB, thì triết lý mà Viện theo đuổi là “kiến thức được dạy và học không bao giờ là đủ”, bên cạnh triết lý lấy sinh viên làm trung tâm. Cô Thư nhấn mạnh: “Chúng tôi tạo môi trường và định hướng cho SV khả năng tư duy, tự học, tự khám phá kiến thức có hướng dẫn”.

“Chương trình được thiết kế thành 3 giai đoạn cơ bản: Những môn học đầu tiên như tiếng Anh học thuật hay Giao tiếp trong kinh doanh giúp người học sử dụng Anh ngữ như công cụ học tập, tiếp cận và cập nhật kiến thức”.

“Giai đoạn kế tiếp, với các môn kiến thức nền như Nguyên lý kinh tế và kinh doanh, giúp SV khám phá những nền tảng nhất thông qua việc tự tiêu hóa nội dung hệ thống giáo trình chuyên ngành, đảm bảo quá trình nội hóa tri thức đạt hiệu quả cao nhất, đủ nội lực để tiếp thu các môn học chuyên sâu ở giai đoạn sau. Giai đoạn cuối, SV sẽ thực hiện các đề án, tập sự xử lý tình huống thực, tham gia các hội thảo nghề nghiệp chuyên ngành. Đây sẽ là những mấu chốt giúp SV thực hành và hiểu rõ môi trường kinh doanh”.

Theo cô Thư, có ba nhóm kỹ năng chính sẽ được lồng ghép để rèn luyện cho SV trong suốt chương trình học tại Viện ISB: Nhóm kỹ năng cơ bản, nhóm kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và nhóm kỹ năng chuyên môn. Các môn học được thiết kế giúp phát triển kỹ năng cơ bản như kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Từng môn học đều có bài tập, đề án phù hợp để rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như thuyết trình, nói trước công chúng, làm việc nhóm hay kỹ năng lãnh đạo.

Với triết lý lấy sinh viên làm trung tâm, những buổi học của SV Western Sydney BBUS luôn buộc SV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước đó – Bài viết: Western Sydney BBUS và triết lý lấy sinh viên làm trung tâm

Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBUS và triết lý lấy sinh viên làm trung tâm

Với triết lý lấy sinh viên làm trung tâm, những buổi học của SV Western Sydney BBUS luôn buộc SV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước đó
Cô Gabriel Adderley Grace – Giảng viên Viện ISB cũng chia sẻ: “Làm việc nhóm là phương pháp đào tạo chính tại Viện ISB. Qua đó SV học cách tương tác, hỗ trợ nhau để cùng đi đến kết quả tốt nhất”.

Với thời lượng học toàn phần với khoảng 40 tiết học/tuần, trong đó, việc chuẩn bị dữ liệu cho bài học sắp tới khiến SV phải dành thêm rất nhiều thời gian. Nguyễn Đức Thịnh, SV năm thứ 3 của chương trình chia sẻ: “Những ngày đầu, tôi thực sự shock và lúng túng với cách học mới ngốn quá nhiều thời gian. Nhưng dần thì tôi hiểu, đó là cách học hiện đại và hiệu quả nhất!”.

Theo TS.Minh Thư, chính thái độ tích cực học tập này sẽ là nền tảng cho việc rèn luyện thái độ làm việc tích cực sau này.

Sẵn sàng cho một hành trình mới

Thạc sĩ Võ Thanh Hải nhấn mạnh: “Triết lý giáo dục của Úc chú trọng phát triển năng lực tự thân của SV. Sự trưởng thành của mỗi SV giúp họ tự đánh giá bản thân, tự so sánh với chính mình, tự đặt mục tiêu cho bản thân, không chịu áp lực của bất kỳ thành tựu nào hoặc một ai khác!”.

Nguyễn Thị Vân Thanh, SV năm cuối ngành Tài chính ứng dụng của chương trình khẳng định: “Chương trình học thiết kế để SV ra trường có sự chuẩn bị tốt trước khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào. Nó cũng đòi hỏi chúng tôi phải khám phá bản thân, khám phá những ngành nghề mình có khả năng lựa chọn bên cạnh những kỹ năng cụ thể như cách viết một CV, trả lời một buổi phỏng vấn xin việc”.

Nói cách khác, bên cạnh kiến thức và đặc biệt, vốn Anh ngữ chuyên môn dồi dào do được học, giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh, thì cả những kỹ năng nhỏ nhất cũng đã được chương trình cung cấp để SV tốt nghiệp tạo ưu thế cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực.

Cô Nguyễn Thúy Hằng – Giảng viên chương trình Western Sydney BBUS chia sẻ thêm: “Kiến thức là đương nhiên. Nhưng bên cạnh kiến thức, chương trình rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng và thái độ khoa học cho SV. Đây chính là những yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Triết lý cơ bản của chương trình là Học đi đôi với hành. Lý thuyết trên thế giới sẽ được giải thích bằng thị trường Việt Nam, ngược lại, thực tế sẽ được soi chiếu bằng các mô hình khoa học để SV có thể giải quyết những vấn đề từ thực tiễn muôn hình muôn vẻ sau này”.

Theo ông Michael Saram – Giám đốc Công ty TNHH WinSolutions, một chuyên gia về Kinh doanh quốc tế, đồng thời cũng là Giảng viên tại Viện ISB thì, đại đa số SV của chương trình đều đã tham gia làm việc bán thời gian ở một số doanh nghiệp danh giá ngay khi còn chưa tốt nghiệp. Chính điều này đã tạo cho họ sự tự tin đáng kể khi ra đời, khởi nghiệp.

SV Nguyễn Thị Vân Thanh, người đang chuẩn bị hoàn tất những môn học cuối đã rất tự tin phát biểu: “Tôi đã có cơ hội thực tập tại một công ty đa quốc gia nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã học được trong chương trình. Tôi đã sẵn sàng cho công việc của mình. Thử tìm kiếm trên mạng, tôi nhận thấy mình có rất nhiều cơ hội, rất nhiều công việc thú vị đang chờ!”.

Theo Vietnamnet