Hồ sơ tuyển sinh
a) Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
b) Lý lịch khoa học có dán ảnh cá nhân (theo mẫu) được đơn vị công tác hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đóng dấu.
c) Một bản sao công chứng của các loại giấy tờ sau: Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ; Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ/Chứng chỉ ngoại ngữ.
d) Một trong những minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu: 5 bản sao luận văn thạc sĩ hướng nghiên cứu đã tốt nghiệp; 5 bản sao bài báo đăng trên tạp chí khoa học/báo cáo khoa học tại hội thảo (gồm trang bìa, trang mục lục, toàn nội dung bài báo/báo cáo) và văn bản đồng ý cho sử dụng bài của đồng tác giả (nếu có đồng tác giả); Hợp đồng làm việc hoặc văn bản của cơ sở đào tạo/tổ chức khoa học công nghệ xác nhận là giảng viên, nghiên cứu viên có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên.
e) Đề cương nghiên cứu và kế hoạch học tập, nghiên cứu (theo mẫu).
f) 02 ảnh 4×6 của người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh.
Trường hợp các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại VN-NARIC).
phương thức xét tuyển
Đánh giá người dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo thang điểm 100, bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển (40 điểm); đánh giá đề cương nghiên cứu (20 điểm) và phỏng vấn (40 điểm). Người dự tuyển được xếp loại đạt nếu phần hồ sơ đạt từ 20 điểm trở lên; phần đề cương nghiên cứu đạt từ 10 điểm trở lên và phần phỏng vấn đạt từ 20 điểm trở lên.
1. Đánh giá hồ sơ dự tuyển
Đánh giá hồ sơ dự tuyển, bao gồm các nội dung:
a) Văn bằng và kết quả đào tạo: Đánh giá văn bằng dựa trên uy tín của cơ sở đào tạo và kết quả học tập của người dự tuyển tại các bậc đại học và thạc sĩ.
b) Bài báo hoặc báo cáo khoa học: được đánh giá dựa trên mức độ uy tín của tạp chí hoặc hội nghị, hội thảo khoa học, sự phù hợp của bài báo với hướng nghiên cứu và chuyên ngành đăng ký dự tuyển của người dự tuyển, chất lượng bài viết
Chất lượng của luận văn thạc sĩ hướng nghiên cứu đã tốt nghiệp của người dự tuyển.
Kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy của người dự tuyển và uy tín của cơ sở đào tạo/ tổ chức khoa học đang công tác.
c) Trình độ ngoại ngữ.
2. Đánh giá đề cương nghiên cứu
Chất lượng đề cương nghiên cứu: Được đánh giá dựa trên sự thuyết phục trong cách thức người dự tuyển đặt vấn đề nghiên cứu; mức độ sâu sắc và bao quát của phần tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan; tính khoa học của các phần mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (rõ ràng), phương pháp nghiên cứu dự kiến (phù hợp), kế hoạch nghiên cứu (khả thi); sự trình bày chặt chẽ, logic và thuyết phục ở các nội dung khác…
3. Phỏng vấn
– Người dự tuyển trình bày về đề cương nghiên cứu và kế hoạch học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh. Các thành viên tiểu ban chuyên môn sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá người dự tuyển về các mặt:
– Kiến thức: Mức độ nắm vững kiến thức ngành đăng ký dự tuyển; mức độ làm chủ dự định nghiên cứu, mức độ hiểu biết về bản chất vấn đề dự định nghiên cứu; sự am hiểu về yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, các công cụ nghiên cứu trong ngành…
– Khả năng triển khai thực hiện nghiên cứu: Kế hoạch học tập và triển khai nghiên cứu nếu trúng tuyển, lý giải điểm mạnh, điểm yếu và sự chuẩn bị chung của người dự tuyển.
– Tư chất cần có của một nghiên cứu sinh: Bao gồm năng lực nghiên cứu khoa học (khả năng phân tích, tổng hợp, cách diễn đạt chặt chẽ, logic…); thái độ (động cơ, sự chín chắn, tự tin, quyết tâm theo đuổi chương trình học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ); tư duy phản biện và các phẩm chất khác (sự ham hiểu biết, tính sáng tạo, kỷ luật, tính trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc, khả năng nghiên cứu độc lập và tổ chức nhóm nghiên cứu, tính kiên định).