Site icon UEH – ISB

CEO PNJ Lê Trí Thông: MBA – khoản đầu tư không có lỗ

CEO PNJ Lê Trí Thông: MBA - khoản đầu tư không có lỗ

CEO PNJ Lê Trí Thông: MBA - khoản đầu tư không có lỗ

“MBA đã giúp tôi thay đổi cách nhìn nhận về mọi thứ. Đó là một cách tiếp cận mới, đánh giá mới, từ đó tôi phải thay đổi cách học và bắt đầu quá trình ngộ đạo MBA” – Chia sẻ về câu chuyện MBA, CEO Lê Trí Thông khẳng định thêm: “Khoản mà tôi đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất, đó có lẽ là quá trình học MBA.”

Lựa chọn đáng giá của người làm kinh doanh

Ông Lê Trí Thông – CEO của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) được biết đến như một doanh nhân với nền tảng học tập bài bản. Năm 2002, ông từng tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ hóa học tại Đại học Bách Khoa – ĐH quốc gia TP.HCM.

Vào thời điểm ấy, vì muốn theo đuổi đam mê kinh doanh từ nhỏ, ông đã từ chối cơ hội trở thành Tiến sĩ Hóa học ở Mỹ để đi theo con đường MBA. Hai năm sau đó, ông Thông đã được cấp học bổng toàn phần Naomi Molson Scholar dành cho sinh viên xuất sắc, có tiềm năng phát triển sự nghiệp từ Đại học danh tiếng Oxford.

CEO PNJ Lê Trí Thông: MBA - khoản đầu tư không có lỗ
Ông Lê Trí Thông được học bổng toàn phần từ Đại học Oxford khi mới 25 tuổi – Ảnh do nhân vật cung cấp

Với chỉ vỏn vẹn hai năm kinh nghiệm, ông Thông lúc ấy đúng là quá nhỏ bé so với những bạn bè đồng học tại lớp MBA. Những bạn bè cùng lớp với “Baby of the class” (biệt danh của ông Thông lúc ấy) có người đã hai bằng tiến sĩ, có người đang là phó giáo sư…

Hành trình một bước từ Việt Nam sang Đại học Oxford – một tên tuổi lẫy lừng về học thuật toàn cầu đã khiến ông Thông gặp rất nhiều thử thách. Ông chia sẻ: “Mặc dù là sinh viên ưu tú tại Việt Nam, nhưng suốt tháng đầu tiên, không có bài tập nào tôi được điểm A. Thế là tôi đặt vấn đề với giáo sư và vỡ lẽ ra rằng: tôi đã viết lý thuyết như trả bài, mà lẽ ra, tôi phải nhìn nhận, tiêu hóa lý thuyết đó bằng quan điểm của mình thì tôi mới có thể đạt điểm cao.”

Nhờ đó, ông Lê Trí Thông đã thay đổi cách học và bắt đầu quá trình “ngộ đạo” MBA. Ông nhấn mạnh: “Đạo MBA không chỉ dừng lại lúc chúng ta nhận được tấm bằng, mà nó theo chúng ta suốt con đường sự nghiệp. Tôi luôn quan sát, nạp vào và tiêu hóa, phản biện những lý thuyết học được để cuối cùng tự hình thành nên một thế giới quan mới.”

Giá trị thực của tấm bằng MBA

Ông Lê Trí Thông cho rằng, MBA chỉ đem lại kiến thức nền tảng, chắc chắn chứ không phải dạy cho ta cách giải quyết từng vấn đề cụ thể. Nền tảng đó giúp chúng ta ngộ ra đâu là chân lý, đâu là vấn đề, để có những giải pháp thực tế nhất cho doanh nghiệp mình.

Từ đó, ông chỉ ra: “MBA khác biệt so với những chương trình khác chính bởi nó một nửa học thuật, một nửa là thực tiễn. Đòi hỏi sự kết hợp cả hai vế đó là đòi hỏi về năng lực học thuật và độ chín của sự trải nghiệm tương đối. Chỉ cần bạn quan sát được vấn đề của doanh nghiệp đang diễn ra, đó đã là lợi thế lớn so với người mới.”

Đến với MBA, ông Thông cũng ngộ ra: “Những kiến thức đã học đôi khi đối nghịch với kiến thức MBA. Chính “Đạo” MBA giúp tôi tìm ra lời giải”.

Một thí dụ ông Thông đưa ra là lý thuyết quản trị của phương Tây luôn đề cao năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, xem đó là giá trị, là thương hiệu cho thành công, khuyến cáo doanh nghiệp không nên đầu tư đa ngành. “Nhưng thực tế, Apple, Facebook, Ford, Boeing, Microsoft hay VinGroup, Masan ở Việt Nam đều là các công ty đa ngành. Nếu máy móc áp dụng lý thuyết, chắc chắn sẽ không có những công ty, tập đoàn đa quốc gia, liên ngành lớn mạnh như thế”, ông Thông nhấn mạnh.

Không chỉ về mặt kiến thức, học MBA cũng giúp ông Thông kết nối với bạn bè là những giám đốc, quản lý cấp cao trên khắp thế giới. Và theo ông “tôi đã học được từ bạn bè nhiều hơn cả là học từ trong sách, từ thầy cô”.

Và dĩ nhiên, giá trị tấm bằng MBA thật sự phát huy được tác dụng khi học viên lựa chọn được thời điểm học phù hợp. Bàn về vấn đề này, ThS. Lê Trí Thông gửi lời khuyên chân thành đến các bạn trẻ: “Bạn sẽ học MBA thời điểm chín muồi nhất là khi bạn cảm được những vấn đề về quản trị. Chỉ có như thế, bạn mới có thể tìm được lời giải hoặc có được cấu trúc giải quyết các bài toán của doanh nghiệp”.

Từ năm 2010, Đại học Western Sydney, Úc và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Australia.

Western Sydney MBA là chương trình Thạc kinh doanh liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney – Trường top 300 – 1.2% thế giới. Đây là chương trình dành cho các học viên đang mong muốn tìm kiếm 1 chương trình MBA quốc tế học tại Việt Nam từ trường đại học hàng đầu thế giới.

Tìm hiểu chi tiết chương trình: https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/

Exit mobile version