Nhiều trường khối ngành kinh tế tại Việt Nam đã có những tính toán và thay đổi phương thức tuyển sinh năm 2022. Mục tiêu hướng tới là giáo dục chủ động, toàn diện, giúp sinh viên có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Những thay đổi trong tuyển sinh các trường khối ngành kinh tế năm 2022
Hậu COVID-19, thế giới bước vào giai đoạn “không đoán trước”. Nghĩa là, chúng ta khó mà dự đoán được sự thay đổi của thị trường lao động. Sự thay đổi về nền kinh tế sau đại dịch là hoàn toàn không thể phủ nhận. Nó ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực giáo dục nói chung và tuyển sinh nói riêng.
Giai đoạn này đòi hỏi sinh viên ra trường cần có những kỹ năng vững chắc để thức ứng nhanh chóng khi thị trường lao động thay đổi. Chính vì vậy, nhiều trường đại học khối ngành kinh tế mở thêm các chuyên ngành mới nhằm đáp ứng sự thay đổi không ngừng của thị trường lao động. Cũng như tạo điều kiện cho sinh viên thế hệ sau thời kỳ COVID-19.
Theo đó, các trường khối ngành kinh tế sẽ thay đổi cả về nội dung đào tạo lẫn phương thức tuyển sinh để đáp ứng với xu thế thị trường. Việc này giúp sinh viên trang bị được những kỹ năng cần thiết.
- Chương trình mới của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
Trường mở thêm hai chương trình mới, gồm: Công nghệ và đổi mới sáng tạo, Truyền thông số và thiết kế đa phương tiện. Riêng phân hiệu Vĩnh Long, bổ sung thêm hai chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính.
- Chương trình mới của Trường Đại học Thương mại
Trường dự kiến phân bổ nhiều chỉ tiêu cho những ngành. Ở chương trình đào tạo chuẩn, trường có thêm ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Luật Kinh tế.
Chỉ tiêu của các trường khối ngành kinh tế tuyển sinh đại học năm 2022
Năm 2022, Bộ GD-ĐT quy định các trường đại học sẽ thực hiện tuyển sinh theo pháp luật, quy chế và hướng dẫn của Bộ. Theo đó, các trường tự chủ tuyển sinh theo đề án của trường để đảm bảo công bằng cho các nhóm đối tượng và phương thức tuyển sinh. Năm nay, các trường khối ngành kinh tế đều phải sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như: Xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, xét học bạ và các phương thức kết hợp.
- Chỉ tiêu xét tuyển của Đại học Kinh Tế TP. HCM (UEH) năm 2022
Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM (UEH) năm nay vẫn giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển. Song trường phân bố lại chỉ tiêu cho phù hợp với từng phương thức. Cụ thể:
– Phương thức 1: Xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và: 1% theo ngành.
– Phương thứ 2: Xét tuyển với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế: 1% theo ngành.
– Phương thức 3: Xét tuyển học sinh giỏi: 20%.
– Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên quá trình tập theo tổ hợp môn: 40% theo ngành.
– Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của kỳ thi Đại học Quốc gia TP.HCM: 10%.
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả tốt nghiệp THPT: Còn lại.
Với 5 phương thức (1, 2, 3, 4, 6), các học sinh giỏi ở mọi miền trên đất nước Việt Nam đều có cơ hội trúng tuyển vào hệ chính quy cũng như chương trình Cử Nhân Tài năng ISB BBus. Đây là chương trình đào tạo chính quy của Viện ISB, Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH). Với quá trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, ISB BBus được công nhận chính thức bởi FIBBA (Thụy Sĩ) và CPA (Úc). Khẳng định được chất lượng giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên được đào tạo sẽ có cơ hội làm việc cho các tập đoàn lớn tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp đa quốc gia.
Bên cạnh đó, điểm chuẩn UEH cho ở cơ sở TP. HCM cũng đã được công bố. Điểm chuẩn trúng tuyển của từng ngành, chuyên ngành là bằng nhau đối với các tổ hợp xét tuyển và bằng nhau giữa các nguyện vọng.
- Chỉ tiêu xét tuyển của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2022
Trường Đại học Kinh Tế quốc dân đã cắt giảm mạnh chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển tốt nghiệp THPT 2022. Trường dự kiến chỉ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, 80 – 85% là xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường, còn lại là theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Nghĩa là, phương thức xét tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 10 – 15% và thấp nhất từ trước đến nay.
Không chỉ cắt giảm mạnh chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT, dự kiến là 20 điểm (bao gồm điểm ưu tiên).
- Chỉ tiêu xét tuyển của Trường ĐH Kinh Tế – Luật năm 2022
Trường Đại học Kinh tế – Luật (Trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) thì lại tuyển sinh theo 6 phương thức. Trường đa dạng hình thức xét tuyển vào 45 ngành và chương trình đào tạo chính quy. Trong dó, phương thức 3, là phương thức xét tuyển dựa vào điểm tốt nghiệp THPT thì trường dành 30 – 60% tổng chỉ tiêu.
Trường Đại học Kinh tế – Luật cũng đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với tổ hợp môn xét tuyển phải từ 18 điểm trở lên.
Xem thông tin chi tiết tại đây hoặc liên hệ với Ban tuyển sinh Viện ISB:
Địa chỉ: 17 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
SĐT: 028 3622 1818
Email: tuyensinh@isb.edu.vn
Website: https://isb.edu.vn/