Site icon UEH – ISB

Zing.vn | Giấc mơ du học mùa Covid – không thiếu cách ‘giải cứu’

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, giấc mơ du học có thể được “giải cứu” bằng nhiều hình thức, chương trình khác tại một số đại học Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ vi mô đến vĩ mô. Trong đó, nhiều kế hoạch du học đã được lên chi tiết cuối cùng bị gãy đổ hoặc trì hoãn. Trước thực trạng thái này, nhiều đại học đưa ra phương án nhằm giúp sinh viên thoát khỏi “trạng thái chờ” du học.

Đơn cử là chiến dịch “Giải cứu giấc mơ du học” do ĐH Kinh tế TP. HCM (UEH) thực hiện. Chiến dịch triển khai chuỗi tư vấn online và giải pháp bổ trợ nhằm giúp phụ huynh và học sinh tìm kiếm thêm ý tưởng, phương thức học tập thay thế du học trong đại dịch. GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP. HCM đã có buổi chia sẻ về chiến dịch này.

Theo ông, dịch bệnh đã ảnh hưởng như thế nào đến giấc mơ du học của sinh viên Việt?

– Chúng tôi hình dung rõ tác động của đại dịch Covid-19 đến đời sống nói chung và giáo dục nói riêng. Trong đó, dịch bệnh đã ảnh hưởng không ít đến nhóm học sinh có nhu cầu du học sẽ tốt nghiệp THPT tháng 8 tới. Rõ ràng, các con đường du học đều bị thu hẹp khi việc xuất nhập cảnh chưa biết đến lúc nào mới khơi thông.

Với các trường đại học lớn trên thế giới, đa số du học sinh Việt Nam vẫn lựa chọn tiếp tục tuyển sinh. Tuy nhiên như đã thấy, tất cả đều trong “trạng thái chờ” và chúng ta vẫn không biết chờ đến bao giờ.

Giấc mơ du học mùa Covid - không thiếu cách 'giải cứu'
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP. HCM.

– Đại học Kinh tế TP. HCM dựa trên cơ sở nào để mở chiến dịch “Giải cứu giấc mơ du học”?

– Một trong những biện pháp mà Hiệp hội Các trường đại học quốc tế (International Association of Universities – IAU) khuyến nghị trong đại dịch là chia sẻ tài nguyên học tập. Trên cơ sở đó, chúng tôi mở chiến dịch “Giải cứu giấc mơ du học” như một cách chia sẻ tài nguyên, góp thêm giải pháp cho phụ huynh và học sinh, để học sinh ít nhất thoát khỏi “trạng thái chờ” trong du học.

– Chiến dịch này sẽ gồm những nội dung và giải pháp gì?

– Các chương trình đào tạo của UEH học hỏi từ top 200 trường Đại học lớn từ Mỹ, Australia, New Zealand… về cả nội dung lẫn phương pháp giảng dạy. Các bài giảng giúp sinh viên bổ sung thêm nhiều kỹ năng phù hợp với thị trường lao động. Nếu sinh viên muốn học hoàn toàn bằng tiếng Anh thì các chương trình đào tạo quốc tế từ Viện ISB vẫn đáp ứng tốt nhu cầu này.

– Nhu cầu du học của sinh viên Việt Nam không chỉ dừng ở kinh tế, tài chính, quản trị… mà còn có các chuyên ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội. Trường sẽ hỗ trợ nhu cầu này ra sao?

– UEH là trường chuyên về khoa học xã hội nhưng chúng tôi vẫn hợp tác đào quốc tế đa ngành. Bên cạnh nội dung về quản trị, tài chính, kinh tế, luật…, trường còn có các chuyên ngành về công nghệ quản trị, quản trị dữ liệu, khoa học dữ liệu… Đây đều là các chuyên ngành dựa trên nền tảng công nghệ.

Vì vậy, với chiến dịch “giải cứu” du học, dù không bao hàm hết các chuyên ngành chuyên biệt, trường vẫn đáp ứng căn bản nhu cầu đa số du học sinh.

– Trong những cái tên vừa kể, theo ông chuyên ngành nào sẽ được sinh viên ưu tiên lựa chọn?

– Khoa học dữ liệu – Data science trong kinh tế và kinh doanh dựa trên nền tảng big data là một trong những chuyên ngành tiên phong trong thời đại 4.0. Dữ liệu trong xã hội hiện đại rất lớn, không thể thu thập và xử lý bằng phương pháp truyền thống, chỉ có công nghệ và tri thức mới làm được việc này.

Một buổi thảo luận nhóm của sinh viên chương trình “Western Sydney BBUS” tại Viện ISB – Đại học Kinh tế TP.HCM.

– Tài chính là lý do khiến tỷ lệ du học tại Việt Nam còn thấp. Theo ông, có cách nào “giải cứu” vấn đề này?

– Chúng ta hiểu rằng, chi phí cho du học toàn phần vượt quá khả năng của đại đa số gia đình Việt. Trong khi đó, không phải ai cũng có thể tìm kiếm được các loại học bổng cho du học. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem du học bán phần hoặc chuyển tiếp du học cũng là một giải pháp tiếp cận nền giáo dục quốc tế thì vấn đề sẽ khác.

Trong nhận thức của chúng tôi, khi điều kiện tài chính chưa sẵn sàng, việc cho con em học các chương trình quốc tế và sau đó chuyển tiếp du học hoặc du học bán phần là giải pháp tối ưu.

– Ông có thể đưa ra ví dụ cụ thể về chương trình này?

Ví dụ với chương trình “Western Sydney BBUS” của Viện ISB – Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp với Đại học Western Sydney, sinh viên được đào tạo Cử nhân Kinh doanh chỉ trong 3 năm. Sau đó, các bạn có thể chuyển tiếp sang Australia học 6-24 tháng, tùy thuộc vào tài chính gia đình. Chúng tôi nhấn mạnh, bằng cử nhân do Đại học Western Sydney không phân biệt du học toàn phần hay chuyển tiếp, có giá trị như nhau trên toàn cầu.

Một lợi thế khác của các hình thức du học này là việc lấy bằng đôi cử nhân (double degree). Trong chương trình “Western Sydney BBUS”, sau khi hoàn thành cử nhân kinh doanh, sinh viên chỉ cần một năm nữa để lấy thêm một bằng cử nhân tiếp theo. Các chuyên ngành khác cũng được áp dụng thể thức bằng đôi thích hợp, giúp tăng sự lựa chọn cho người học.

Chiến dịch mở đầu bằng hội thảo trực tuyến “Giải cứu giấc mơ du học thời Covid” với sự góp mặt của diễn giả là TS. Lý Quí Trung – đồng sáng lập Phở 24 và TS. Phạm Anh Khôi. 2 diễn giả này lần lượt là cố vấn cao cấp và giảng viên tại ĐH Western Sydney Australia. Hội thảo diễn ra vào 20h ngày 15/7 dưới hình thức live webinar. Độc giả đăng ký tư vấn và tham dự hội thảo trực tuyến tại đây.

Theo Zing.vn

Exit mobile version