Ứng dụng Big Data trong ngành du lịch

Ngành công nghiệp du lịch và lữ hành đang đối mặt với thách thức bán đúng sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng vào thời điểm chính xác và giữ đúng giá ở đúng kênh.

Tất cả điều này đòi hỏi dữ liệu nội bộ lẫn bên ngoài. Dữ liệu nội bộ như kỳ vọng của khách hàng trong quá khứ, tỷ lệ hết vé, doanh thu phòng và tình trạng đặt vé hiện tại. Dữ liệu bên ngoài gồm sự kiện, thời tiết, những chuyến bay và những kỳ nghỉ. 

Nội dung

Ứng dụng Big Data trong quản lý doanh thu

Cả dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài đều giúp có được dữ liệu chính xác hơn. Nó cũng hỗ trợ trong việc dự đoán nhu cầu tương lai và dự đoán trước. Do đó, các khách sạn sau đó có khả năng quản lý giá và tỷ lệ phòng tốt hơn, nâng giá theo nhu cầu để tối đa doanh thu được tạo ra. 

Việc ứng dụng Big Data trong ngành du lịch về cơ bản mang lại lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và giúp marketer (nhà tiếp thị) tạo ra một vị trí thích hợp cho họ. Quản lý doanh thu giúp kết hợp các phân tích và xác định thuộc tính cạnh tranh thực sự phù hợp với khách hàng mà họ sẵn sàng chi trả.

Thêm vào đó, thông tin đối thủ cạnh tranh có thể được biết, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.

Ứng dụng Big Data trong ngành du lịch _01

Ứng dụng Big Data trong ngành du lịch

Quản lý danh tiếng

 Trong thời đại Internet, khách hàng có thể để lại những lời nhận xét rộng rãi trên rất nhiều nền tảng bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và những website đánh giá chuyên dụng, chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của họ. 

Xu hướng của khách hàng là tin tưởng những lời bình luận hơn là website. Người ta cho rằng các doanh nghiệp đã bẻ cong sự thật trong cách marketing của họ. Nhưng những người bình luận thường không có nhiều lý do để nói dối trong một đánh giá tích cực. 

Vì vậy, khi tất cả dữ liệu được kết nối với phản hồi thu được trong nội bộ, nó có thể được sử dụng để phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu đáng kể. Với dữ liệu, người ta có thể tìm hiểu liệu khách hàng đã ấn tượng hay thất vọng.

Khi thông tin này được thu thập, khách sạn có thể sử dụng để thông báo cho các nỗ lực đào tạo của họ, nhằm cải thiện và đảm bảo đánh giá trong tương lai là tích cực.

Chiến lược Marketing

Bằng cách kết hợp Big Data với chiến lược quản trị Marketing tích hợp, các tổ chức Marketing có thể tạo ra có thể tạo ra các tác động đáng kể trong lĩnh vực quan trọng này. Big Data giúp cung cấp thông tin và số liệu.

Điều này, khi được chuyển đổi thành số liệu thống kê, giúp tìm hiểu insights không chỉ xác định khách hàng là ai, mà còn họ ở đâu, họ muốn gì và họ muốn được liên lạc như thế nào và vào khi nào.

Trong ngành công nghiệp du lịch, có thể khó để thực hiện Marketing đúng cách vì khách hàng tiềm năng rất đa dạng về họ là ai, họ đến từ đâu và họ đang tìm kiếm điều gì. Nhưng, Big Data giúp các công ty lữ hành ứng dụng cách tiếp cận chiến lược nhiều hơn trong nỗ lực marketing của họ, nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu theo đúng cách.

Cụ thể hơn, nó giúp các doanh nghiệp xác định các xu hướng tồn tại giữa khách hàng, nơi có sự tương đồng và cơ hội tiếp thị tốt nhất. Nó cũng giúp các doanh nghiệp xác định hiểu được những khách hàng ở đâu và khi nào tiếp thị phù hợp nhất với họ.

Điều này có thể cho phép các thông điệp Marketing được gửi, dựa trên thời gian, địa điểm và dữ liệu khác. Nhờ đó cho phép các nội dung quảng cáo được truyền tải.

Trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là yếu tố quyết định liệu khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành, khách hàng dựa trên nền tảng nhu cầu hay khách hàng kém trung thành. Một khách hàng trung thành là người chiếm thiểu số trong cơ sở khách hàng nhưng tạo ra phần lớn doanh số. Mục đích chính là làm khách hàng trở nên trung thành. 

Khách sạn và những công ty khác trong ngành du lịch và lữ hành có rất nhiều tương  tác với khách hàng và các tương tác đó đều mang đến dữ liệu giá trị để cải thiện trải nghiệm chung của khách hàng. Dữ liệu này bao gồm mọi thứ từ các đoạn hội thoại trên mạng xã hội và những bình luận online đến dữ liệu sử dụng dịch vụ. 

Sử dụng hiệu quả thông tin này có thể biết được dịch vụ nào khách hàng sử dụng, dịch vụ nào họ không sử dụng đến và dịch vụ nào họ yêu cầu hay nhắc về. Thông qua dữ liệu này, công ty có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về dịch vụ họ cung cấp hiện tại, các dịch vụ không cần thiết phải cung cấp, những dịch vụ họ muốn giới thiệu và công nghệ mới họ chọn lựa để đầu tư.

Nghiên cứu thị trường

Nền công nghiệp du lịch và lữ hành sử dụng big data để phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh. Để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các khách sạn và doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng, dữ liệu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Không thiếu những nơi khách hàng đến để chia sẻ ý kiến của họ về khách sạn và công ty du lịch, đặc biệt là trực tuyến.

Tất cả dữ liệu này có thể được sử dụng để xác định điểm mạnh điểm yếu và danh tiếng tổng thể của công ty đối thủ.. Điều này có thể cực kỳ giá trị, vì nó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phát hiện những khoảng trống tiềm năng trên thị trường, cơ hội để cung cấp những thứ đối thủ thất bại. Điều này dẫn đến nhu cầu lớn hơn và doanh thu cao hơn.

Big Data mang lại lợi ích cho ngành du lịch bằng cách cho họ quyết định dựa trên bằng chứng nhiều hơn. Điều đó bao gồm khả năng dự đoán nhu cầu trong tương lai chính xác hơn, tối ưu hóa chiến lược giá, tiếp thị mục tiêu chính xác và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Marketing đúng mục tiêu

Khách hàng rất đa dạng và họ có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Điều đó có thể phân theo thói quen chi tiêu, sức mua tương đương, kỳ vọng. Nếu chúng ta có hai thái cực giống như gia đình trong một kỳ nghỉ, ngân sách, trọng tâm và mục đích của việc ở khách sạn hoàn toàn khác nhau.

Bằng cách thấu hiểu yêu cầu, trải nghiệm khách hàng và thực hiện nghiên cứu thị trường, trải nghiệm của khách hàng có thể được nâng cao. Tất cả điều này giúp tạo nên tình huống đôi bên cùng có lợi và có được lòng trung thành của khách hàng.

Nguồn:  data-flair.training

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB