crowd funding

Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd Funding) các Start-up cần biết

Với Start-up, gọi vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Người khởi nghiệp có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ về tài chính từ cộng đồng thông qua một nền tảng website dành cho Crowd Funding.

Đây là hình thức gọi vốn từ cộng đồng để giúp hoàn thành những dự án hay sản phẩm. Bạn sẽ đưa ý tưởng của mình và thực hiện kêu gọi mọi người ủng hộ.

Crowd Funding là gì?

Crowd funding (gọi vốn cộng đồng) là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để giúp chủ một dự án hay người nghĩ ra một ý tưởng hoàn thành những dự án hay sản phẩm của họ khi họ có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực hiện dự án của mình.

Để hình dung cụ thể, khi bạn có một ý tưởng về một giải pháp hay một dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng nhưng bạn lại không có vốn, không có tài sản thể chấp để vay ngân hàng để thực hiện dự án, bạn muốn gặp gỡ mọi người, trình bày ý tưởng, kêu gọi ủng hộ tài chính từ cộng đồng để bạn hiện thực hóa dự án của mình. Hình thức gọi vốn này gọi là Crowd Funding.

Hình thức gọi vốn này đem lại rất nhiều lợi ích cho Start-up. Bạn có thể kêu gọi phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm và đưa sản phẩm có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng và những khách hàng tiềm năng.

Crowd Funding cũng dễ dàng hơn so với việc đi thuyết phục các nhà đầu tư lớn, người đóng góp vào dự án chính là kênh tiếp thị để giới thiệu những người đóng góp tiếp theo và giới thiệu đến người sử dụng khi sản phẩm ra mắt.

Các hình thức gọi vốn của Crowd Funding?

Có 5 hình thức Crowd Funding phổ biến:

  • Nhận quà tri ân: đây là hình thức huy động vốn thực hiện những ý tưởng mới, đột phá và chưa bao giờ có. Số tiền tài trợ được chia theo từng gói, mỗi gói là một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu.
  • Góp vốn cho vay: đây hình thức phù hợp cho các doanh nghiệp đã thành lập nhưng tài sản thế chấp không đủ thuyết phục ngân hàng nào. Vốn vay được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã kinh doanh thành công từ hình thức này nhằm tạo ra dòng vốn luân chuyển lớn để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Góp cổ phần: hình thức này không khác việc mua cổ phiếu một công ty mới có tiềm năng. Người đầu tư nhận lại cổ phần và lợi nhuận nếu công ty kinh doanh có lãi.
  • Ủng hộ dự án từ thiện: đây là hình thức các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ khi vận động quyên góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc trung tâm bảo trợ… Hình thức này không xét đến việc phải có quà tri ân, lợi nhuận hay cổ phần.
  • Hình thức lai: đóng góp từ thiện gửi quà tri ân, đóng góp cổ phần tặng thẻ thành viên giảm giá trọn đời hoặc gửi tặng quà cho những ai góp vốn cho công ty vay vốn làm ăn.
Crowd Funding

Crowd Funding là gì? Các hình thức gọi vốn Crowd Funding

Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd Funding)

Dưới đây là những trang crowdfunding gọi vốn cộng đồng nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới cho những ai mới khởi nghiệp.

  • Kickstarter.com

Theo Kickstarter, kể từ khi thành lập, gần 9,8 triệu người đã ủng hộ dự án, kêu gọi được hơn 2 tỉ USD và 95.000 dự án đã được tài trợ thành công. Trong năm 2012, Kickstarter đã kêu gọi được 319,8 triệu đô la Mỹ cho nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các dự án gọi vốn cộng đồng được gửi tới KickStarter phải thuộc các lĩnh vực từ phim ảnh, games, âm nhạc đến nghệ thuật, thiết kế, và công nghệ. Những dự án cho mục đích cá nhân, từ thiện hoặc tài trợ cho chính bản thân chủ dự án hay không thỏa các điều kiện của KickStarter sẽ không được chấp nhận.

Một dự án khi đưa lên Kickstarter đồng thời phải đưa ra một mức vốn đầu tư cần có, cùng với một thời hạn nhất định để giới thiệu đến người dùng. Từ lúc bắt đầu ra mắt đến hết thời hạn, dự án phải đạt hoặc vượt qua mức vốn ban đầu đặt ra.

Nếu bạn không thu hút đủ vốn sau thời gian đã định, bạn sẽ không được nhận đồng nào, tất cả số tiền ghi nhận được qua hệ thống của KickStater đều được hoàn trả lại cho người đóng góp. 

  • GoFundMe.com

Với GoFundMe, người dùng đăng ký, tạo website gọi vốn cộng đồng, chia sẻ hình ảnh và video, sau đó chia sẻ link cho bạn bè và gia đình.

GoFundMe khuyến khích người kêu gọi vốn đăng các tin nhắn update và ghi chú cảm ơn đến những người ủng hộ thành công cho dự án của họ trên chính website GoFundMe.

Với chi phí 5% trên mỗi lượt quyên góp, bất cứ ai có nhu cầu kêu gọi quyên góp vốn đều có thể tham gia.

  • RocketHub.com

Nếu bạn muốn bảo đảm tài trợ cho một mục đích từ thiện hoặc hướng đến cộng đồng hoặc muốn cam kết hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến ​​như vậy, không có nơi nào tốt hơn để bắt đầu hơn GoFundMe.

Người dùng đăng tải dự án của mình bằng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau được cung cấp trên website. Trong đó ghi rõ chi phí vốn cần có, thời gian cần thiết để gọi vốn và công bố phần thưởng cho người quyên góp vốn sẽ nhận được (hàng hóa hoặc dịch vụ) khi đóng góp vốn thành công để phát triển dự án.

Đối tượng phục vụ: Những dự án có tác động tích cực đến các mặt xã hội, nghệ thuật, khoa học và kinh doanh.

Nếu kêu gọi vốn thành công, người dùng phải trả 4% phí hoa hồng và 4% phí duy trì thẻ tín dụng. Ngược lại, người dùng phải trả 8% phí hoa hồng và 4% phí duy trì thẻ tín dụng.

crowd funding-02

Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd Funding)

  • TechMoola.com

Những nhà đầu tư và những nhà khởi nghiệp sẽ đăng ký tài khoản Nhà đầu tư trên website của TechMoola, sau đó họ phải hoàn thành một bảng hỏi liên quan đến ý tưởng/phát minh của mình.

Đội ngũ TechMoola sẽ xem xét tất cả các bảng hỏi và nếu dự án được chấp nhận, nhà đầu tư phải cung cấp chi tiết chiến dịch gọi vốn của mình, bao gồm nhu cầu vốn và hạn chót gọi vốn cộng đồng. 10% trên tổng số nguồn vốn kêu gọi được sẽ được dùng làm hoa hồng trả cho trang này.

Với những website này, bạn có thể biến ý tưởng của mình trên giấy thành hiện thực. Hãy lên ý tưởng thật kỹ càng và chia sẻ nó với cộng đồng nhé.

Nguồn: tổng hợp từ internet

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB